Ba nh nh kèm theo Quy à ết định 04/NH-QĐ ng y /1/1991 cà ủa Thống đốc NHNN.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam (Trang 37 - 38)

Đối với mỗi khoản vay ngắn hạn, doanh nghiệp phải làm đơn xin vay và phải có giải trình về mục đích vay, nhu cầu vay, số vốn đơn vị đã có, và phải chứng minh khả năng trả nợ vốn vay.

Đối với vay trung-dài hạn, doanh nghiệp phải gửi đến TCTD kế hoạch vay vốn trung, dài hạn và các hồ sơ tài liệu liên quan đến công trình xin vay vốn, bao gồm: đơn xin vay, tài liệu liên quan đến việc đầu tư xây dựng công trình, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, căn cứ pháp lý về giá trị tài sản thế chấp tiền vay.

Kể từ ngày nhận món vay đầu tiên đến khi trả hết nợ, hàng tháng, quý, năm doanh nghiệp phải gửi đến TCTD các Báo cáo thực trạng tài chính; Bảng tổng kết tài sản; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo về tình trạng tài sản thế chấp. Đến hạn trả nợ, doanh nghiệp phải chủ động trả nợ và lãi cho TCTD, số nợ đến hạn không trả đủ phải chuyển nợ quá hạn. Nếu các doanh nghiệp mất khả năng trả nợ khi đến hạn thì TCTD được quyền phong toả, phát mại, thanh lý tài sản thế chấp để thu nợ.

2.1.2 Giai đoạn 1994-1997:

Trong giai đoạn này, các thể chế tín dụng ngân hàng đã được sửa đổi tới 2 lần, với những quy định thay đổi như sau:

a. Sửa đổi lần 1: được thực hiện đối với tín dụng ngắn hạn, thay thế Thể lệ tín dụng ngắn hạn10 năm 1994 và đối với tín dụng trung-dài hạn, thay thế Thể lệ tín dụng trung-dài hạn11 vào năm 1995. Hai thể chế tín dụng mới đều có một số điểm mới chung là:

- Về điều kiện vay vốn: doanh nghiệp có thể cùng một lúc ở nhiều TCTD. Doanh nghiệp có thể dùng một tài sản để thế chấp, cầm cố nhiều lần tại một bên cho vay hoặc có thể thế chấp, cầm cố nhiều lần cho nhiều bên cho vay trong trường hợp cùng vay một dự án đầu tư12 .

- Về thời hạn và đối tượng cho vay:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam (Trang 37 - 38)