Tình hình hợp tác phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút và sử dụng ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Hà Nội (Trang 27 - 28)

I. Khái quát tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam.

1. Tình hình hợp tác phát triển.

Vào những năm cuối của thập kỷ 80 và những năm đầu của thập kỷ 90, tình hình quốc tế diễn biến có nhiều phức tạp. Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu đã có những tác động tiêu cực đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Nguồn tài trợ nớc ngoài chủ yếu ở các nớc này đã hoàn toàn chấm dứt vào năm 1991, trong khi đó quan hệ hợp tác phát triển với cộng đồng quốc tế cha đợc nối lại.

Tổng kết chặng đờng đổi mới 10 năm qua (1986-1996) Việt Nam đã rút ra một trong những bài học chủ yếu là “Mở rộng sự hợp tác quốc tế tranh thủ dợ ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại”.

Chính sách ngoại giao mở cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị tr- ờng, nền kinh tế xã hội Việt Nam đã đạt đợc những thành tựu rõ rệt và tạo ra môi trờng thuận lợi cho việc thiết lập quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế. Thêm vào đó, việc Mỹ không chống lại quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nối lại chơng trình cho Việt Nam vay tiền và các nớc bạn bè đã hỗ trợ Việt Nam thu xếp khoản nợ quá hạn với Quỹ đã phát tín hiệu thuận lợi để triệu tập Hội nghị quốc tế các nhà tài trợ dành cho Việt Nam. Ngày 9/11/1993 hội nghị quốc tế các nhà tài trợ dành cho Việt Nam đã khai mạc ở Pari, đánh dấu sự hội nhập của Việt Nam với cộng đồng tài trợ quốc tế, tạo ra những cơ hội quan trọng để hỗ trợ Việt Nam tiến hành công cuộc phát triển nhanh và bền vững. Tham gia hội nghị này bao gồm 22 quốc gia và 17 tổ chức quốc tế.

Thành công của hội nghị thể hiện ở chỗ Việt Nam đã tranh thủ đợc sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế thông qua đối thoại trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng về con đờng phát triển của Việt Nam, đồng thời các nhà tài trợ cam kết dành ODA cho Việt Nam trị giá 1,86 tỷ USD.

Hội nghị các nhà tài trợ cũng đã đồng ý thiết lập diễn đàn đối thoại th- ờng niên giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế thông qua Hội nghị nhóm t vấn do Ngân hàng thế giới (WB) chủ trì và tổ chức có sự tham khảo ý kiến của Chính phủ Việt Nam và Chơng trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP). Từ đó đến nay 5 hội nghị nhóm t vấn đã đợc tổ chức, 2 lần tại Pari, lần thứ 3 tại Hà Nội và hội nghị lần thứ t đợc tổ chức tại Tôkyo, Nhật Bản vào ngày 11,12/12/1997, lần thứ 5 vào tháng 12/1998 ở Pari.

Hội nghị này đã trở thành một diễn đàn hữu ích đối với cả hai phía, tại đây Việt Nam và các nhà tài trợ sẽ chia sẻ thông tin trao đổi ý kiến về: Những kết quả phát triển kinh tế xã hội trong năm qua ở Việt Nam, những biện pháp tăng cờng và đẩy mạnh cải cách kinh tế, tiếp nhận viện trợ và công tác quản lý nguồn lực này, cam kết ODA hàng năm mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam.

Bên cạnh hội nghị nhóm t vấn là diễn đàn đối thoại thờng niên, Chính phủ Việt Nam còn phối hợp với WB, UNDP và một số nhà tài trợ khác, tổ chức các hội nghị điều phối theo ngành. Những hội nghị này cung cấp khả năng trao đổi ý kiến sâu rộng giữa chuyên gia Việt Nam và chuyên gia quốc tế về nội dung chuyên ngành về phía nhà tài trợ, các cuộc gặp hàng tháng giữa đại diện của nhà tài trợ thành viên nhóm t vấn do UNDP tổ chức đã tạo điều kiện để chia sẽ thông tin, trao đổi các ý tởng và đa ra những khuyến nghị về quá trình phát triển của Việt Nam.

Căn cứ vào chiến lợc ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 và các phơng hớng, mục tiêu u tiên của kế hoạch 5 năm 1991-1995 và 1996- 2000, phù hợp với hiến chơng ODA nói chung cũng chỉ nh tôn chỉ và mục đích về hỗ trợ phát triển chính thức của các nhà tài trợ, trong thời gian qua việc sử dụng ODA đã định hớng vào việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút và sử dụng ODA để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Hà Nội (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w