Cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi mô hình tổng công ty sang mô hình công ty mẹ- công ty con tại tổng công ty TM Sài Gòn (Trang 46 - 47)

1. TIẾN SỸ VÕ THỊ QUÝ

2.3.4 Cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn

Cơ chế tài chính giữa Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn và các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập được thể hiện chủ yếu qua hoạt động Nhà nước giao vốn cho Tổng Công Ty sau đó Tổng Công Ty giao vốn lại cho các doanh nghiệp thành

viên. Thực chất là Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn giao lại cho các doanh nghiệp thành viên chính số vốn mà hiện các doanh nghiệp thành viên đang sử dụng và quản lý. Các doanh nghiệp thành viên phải trình duyệt phương án sử dụng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh; trình duyệt quy trình mua sắm, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định..v.v.., trích nộp kinh phí cho Tổng Công Ty. Như vậy quan hệ giữa Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn và các doanh nghiệp thành viên mang tính chất mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, yếu tố thị trường trong cơ chế quản lý tài chính bị triệt tiêu. Việc Nhà nước giao vốn cho Tổng Công Ty sau đó Tổng Công Ty giao lại cho các doanh nghiệp thành viên chỉ diễn ra một cách hình thức trên sổ sách vì vậy Tổng Công Ty hầu như không có quyền hạn trong vấn đề này. Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn quản lý tài chính các đơn vị thành viên một cách máy móc, thiếu hẳn sự sáng tạo và uyển chuyển, đề ra và quản lý quá nhiều chỉ tiêu tài chính và bắt buộc các doanh nghiệp thành viên phải thực hiện theo đó nhưng không có ý nghĩa thực tiễn. Tóm lại cơ chế quản lý tài chính còn mang nặng tính hành chính, mâu thuẫn với yêu cầu kết nối hoạt động của các doanh nghiệp thành viên thành một dây chuyền hoàn chỉnh và đồng bộ, không có tác dụng cao trong nền kinh tế thị trường.

Đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân của tất cả những bất cập, yếu kém của mô hình Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn hiện nay, chúng tôi cho rằng vấn đề sở hữu là nguyên nhân sâu xa nhất. Vốn của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trong một Tổng Công Ty hoàn toàn do các doanh nghiệp này quản lý, không phụ thuộc vào Tổng Công Ty. Chính điều này đã hạn chế khả năng chi phối của Tổng Công Ty đối với các doanh nghiệp thành viên do mối quan hệ dựa trên quyết định hành chính chứ không phải dựa trên cơ sở đầu tư vốn giữa hai chủ thể này. Từ đó cũng làm hạn chế quyền kiểm soát của Tổng Công Ty đối với các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập để định hướng hoạt động cho mục tiêu chung của toàn Tổng Công Ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi mô hình tổng công ty sang mô hình công ty mẹ- công ty con tại tổng công ty TM Sài Gòn (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)