Tập đoàn kinh tế Kinh Đô

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi mô hình tổng công ty sang mô hình công ty mẹ- công ty con tại tổng công ty TM Sài Gòn (Trang 53 - 55)

1. TIẾN SỸ VÕ THỊ QUÝ

3.1.1 Tập đoàn kinh tế Kinh Đô

Tập đoàn Kinh Đô là nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam, công ty mẹ là công ty cổ phần Kinh Đô được thành lập năm 1993, khởi đầu là một doanh nghiệp nhỏ sản xuất bánh snack tại Phú Lâm, Q6, thành phố Hồ Chí Minh với tổng số vốn đầu tư là 1,4 tỷ VNĐ và số lượng nhân viên là 70 người. Hiện nay công ty mẹ có 5 công ty con mà công ty mẹ nắm quyền sở hữu hoặc cổ phần chi phối đó là công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc, công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô Sài Gòn, công ty TNHH Xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô – Hệ thống Bakery, công ty Cổ phần Kem KiDo, công ty Cổ phần Kinh Đô Bình Dương. Tập đoàn Kinh Đô có hệ thống đại lý phân phối lớn nhất Việt Nam với hơn 200 nhà phân phối, 65.000 điểm bán lẻ phủ khắp cả nước, trên 25 Kinh Đô Bakery tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Kinh Đô chiếm gần 40% thị trường bánh kẹo tại Việt Nam. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaisia, Thái Lan… Tháng 7/2003, Kinh Đô đã tạo nên một sự kiện đột phá của doanh nghiệp Việt Nam khi chính thức mua lại thương hiệu kem Wall’s từ tập đoàn Unilever và thành lập công ty cổ phần kem KiDo có mức tăng trưởng hàng năm trên 20%. Tháng 11/2005, tập đoàn Kinh Đô bắt đầu thâm nhập vào thị trường nước giải khát khi chính thức đầu tư vào công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn – Tribeco với tỷ lệ chiếm 22,6% vốn cổ phần. Công ty mẹ là công ty cổ phần đa

sở hữu, đầu năm 2005 quỹ Viet Nam Opportunity Fund (VOF) đầu tư vào Kinh Đô, đến tháng 5/2005 Prudential Việt Nam chính thức đầu tư vào công ty Cổ phần Kinh Đô và trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của Kinh Đô. Đến cuối năm 2005, danh sách các nhà đầu tư tài chính vào công ty mẹ liên tục dài thêm với nhiều tên tuổi lớn như Temasek (Singapore), VietNam Venture Ltd, Asia Value Investment Ltd… khi cổ phiếu Kinh Đô đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Bên cạnh đó tập đoàn Kinh Đô đã ký thỏa thuận hợp tác kinh doanh với tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới Cadbury Schweppes để tiến tới đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng hoạt động thương mại dịch vụ. Với mô hình Kinh Đô Bakery, được thiết kế và xây dựng phù hợp đã trở thành kênh bán hàng trực tiếp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Ngoài ra công ty mẹ cũng đã mua cổ phần tại ngân hàng Đông Á, trở thành cổ đông của ngân hàng Đông Á, đồng thời ngân hàng Đông Á cũng mua lại cổ phần của Kinh Đô, tham gia vào các thỏa thuận “nắm cổ phần ổn định” lẫn nhau. Mối quan hệ Kinh Đô - Đông Á không chỉ đơn thuần là mối quan hệ sở hữu cổ phần mà ngân hàng Đông Á còn là chủ các khoản vay của Kinh Đô. Như vậy công ty mẹ là công ty cổ phần Kinh Đô vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vừa thực hiện chức năng đầu tư tài chính vào công ty con. Ta có mô hình của tập đoàn Kinh Đô như sau :

SƠ ĐỒ 3.1 : MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ KINH ĐÔ CÔNG TY MẸ LÀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ CÔNG TY TNHH XD VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ BÌNH DƯƠNG CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN

BẮC

CÔNG TY CỔ PHẦN KEM

KIDO

CÁC TỔ CHỨC ĐẦU TƯ TÀI

CHÍNH CÔNG TY CP NGK SÀI GÒN TRIBECO NGÂN HÀNG ĐÔNG Á HỆ THỐNG BAKERY TRUNG TÂM TM SAVICO – KINH ĐÔ HỆ THỐNG BAKERY Nắm giữ tỷ lệ cổ phần không chi phối

Nắm giữ tỷ lệ cổ phần không chi phối lẫn nhau

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM KINH ĐÔ SÀI GÒN HỆ THỐNG BAKERY

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi mô hình tổng công ty sang mô hình công ty mẹ- công ty con tại tổng công ty TM Sài Gòn (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)