1. TIẾN SỸ VÕ THỊ QUÝ
3.2 NHỮNG ĐIỂM CHUNG CƠ BẢN TRONG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ –
CỦA KINH ĐÔ, BITI’S VÀ GẠCH ĐỒNG TÂM
Bảng 3.1 : Tóm tắt kết quả phỏng vấn tập đoàn Kinh Đô, gạch Đồng Tâm, Biti’s
Gạch Đồng Tâm Kinh Đô Biti’s
Câu hỏi 1: Thời
điểm ra đời ? - Năm 1993, công ty TNHH gạch Đồng Tâm là công ty mẹ ra đời. - Công ty mẹ là công ty cổ phần Kinh Đô được thành lập năm 1993 - Năm 1992, HTX Cao su Bình Tiên chuyển thể thành công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti’s). Câu hỏi 2: Chức
năng của công ty mẹ?
- Công ty mẹ vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
- Công ty mẹ vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
- Công ty mẹ vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
vừa thực hiện chức năng đầu tư tài chính vào công ty con.
vừa thực hiện chức năng đầu tư tài chính vào công ty con.
vừa thực hiện chức năng đầu tư tài chính vào công ty con.
Câu hỏi 3: Đặc
trưng nổi bật trong quá trình hình thành?
- Đi lên từ doanh nghiệp sản xuất nhỏ, khi có tiềm lực tài chính và muốn mở rộng địa bàn hoạt động, công ty mẹ bỏ vốn ra thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc liên doanh do công ty mẹ nắm giữ vốn chi phối
- Đi lên từ doanh nghiệp sản xuất nhỏ, khi có tiềm lực tài chính và muốn mở rộng địa bàn hoạt động, công ty mẹ bỏ vốn ra thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần do công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối
- Đi lên từ doanh nghiệp sản xuất nhỏ, khi quy mô mở rộng, có tiềm lực tài chính và muốn mở rộng địa bàn hoạt động, công ty mẹ bỏ vốn ra thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc liên doanh do công ty mẹ nắm giữ vốn chi phối
Câu hỏi 4: Vai trò
của công ty mẹ trong việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh ? - Các công ty con chỉ có nhiệm vụ là sản xuất ra sản phẩm theo chiến lược sản phẩm của công ty mẹ, hoạt động theo chiến lược kinh doanh của công ty mẹ. Công ty con hoạt động theo chiến lược thương hiệu chung đó là thương hiệu Đồng Tâm. - Các công ty con chỉ có nhiệm vụ là sản xuất ra sản phẩm theo chiến lược sản phẩm của công ty mẹ, hoạt động theo chiến lược kinh doanh của công ty mẹ. Mỗi công ty con sẽ phân phối dòng sản phẩm theo chiến lược quảng cáo và marketing của công
- Chiến lược kinh doanh do công ty mẹ đề ra. Công ty con hoạt động theo chiến lược thương hiệu chung đó là thương hiệu Biti’s.
ty mẹ.
Câu hỏi 5: Quan
hệ tài chính giữa công ty mẹ và công ty con dựa trên cơ sở nào?
- Quan hệ tài chính giữa công ty mẹ với các công ty con là dựa trên cơ sở đầu tư vốn của công ty mẹ vào công ty con.
- Công ty mẹ là công ty cổ phần đa sở hữu. Quan hệ tài chính giữa công ty mẹ với các công ty con là dựa trên cơ sở đầu tư vốn.
- Quan hệ tài chính giữa công ty mẹ với các công ty con là dựa trên cơ sở đầu tư vốn của công ty mẹ vào công ty con.
Câu hỏi 6: Mối
liên kết đặc thù trong mô hình?
- Mối liên kết dọc hết sức đặc thù, công ty mẹ là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các công ty con. Sản phẩm đầu ra của công ty con chỉ được bán cho công ty mẹ, công ty mẹ đảm nhiệm vai trò là nhà phân phối sản phẩm cho cả tập đoàn ở trong và ngoài nước.
- Có mối liên kết dọc, công ty mẹ là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các công ty con, chỉ có Kinh Đô Bình Dương là không có chức năng phân phối. Các công ty con đảm trách chức năng phân phối đến sản phẩm người tiêu dùng nhưng không phải công ty con nào cũng phân phối tất cả sản phẩm của tập đoàn.
- Công ty mẹ hiện nay là kinh doanh đa ngành, còn công ty con thì chỉ chuyên về sản xuất giày dép. Cả công ty mẹ và công ty con đều có chức năng phân phối. Tuy nhiên cung cấp đầu vào như nguyên liệu do công ty mẹ đảm nhiệm. Câu hỏi 7: Kỳ vọng như thế nào về mô hình trong tương lai? - Tiến hành cổ phần hóa công ty con trước rồi sau đó sẽ cổ phần hóa công ty mẹ
- Có thể từng bước
- Trong ngắn hạn nên mua cổ phần chi phối của Sài gòn Tribeco và một số ngân hàng thương mại cổ phần - Mua cổ phần của một số ngân hàng thương mại. - Cổ phần hóa công ty TNHH Bình Tiên
thâm nhập vào những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhằm đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. - Hình thành phòng nghiên cứu khoa học đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất
để đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, trong dài hạn nên đầu tư mua cổ phần ra các công ty nước ngoài, chuyển hướng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực.
Đồng Nai (Dona Biti’s) để thu hút vốn.
Tập đoàn Kinh Đô, Biti’s và Đồng Tâm có sự khác biệt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cơ cấu sở hữu. Nhưng giữa các tập đoàn có điểm chung cơ bản là hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Đặc trưng nổi bật hình thành tập đoàn Kinh Đô, Biti’s và Đồng Tâm đó là đi lên từ doanh nghiệp sản xuất nhỏ, khi quy mô mở rộng, có tiềm lực tài chính và muốn mở rộng địa bàn hoạt động, công ty mẹ bỏ vốn ra thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần do công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối. Công ty mẹ của các tập đoàn đều đảm nhiệm vai trò sản xuất và đầu tư tài chính vào các công ty con. Sự phối hợp và kiểm soát hoạt động giữa công ty mẹ và các công ty con được thực hiện rất chặt chẽ thông qua chiến lược sản phẩm và kế hoạch kinh doanh đồng bộ. Công ty mẹ của tập đoàn Kinh Đô, Biti’s và Gạch Đồng Tâm sở hữu số lượng lớn cổ phần hoặc nắm quyền sở hữu các công ty con, chi phối các công ty con về phương diện tài chính, công nghệ và chiến lược phát triển. Về mặt pháp lý các công ty con là những pháp nhân độc lập hoàn toàn với pháp nhân của công ty mẹ. Tập đoàn Kinh Đô, Biti’s và Đồng Tâm đã vươn lên trở thành những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu của Việt Nam.
Sự ra đời của Kinh Đô, Biti’s, gạch Đồng Tâm đều thông qua tác động của quy luật tích tụ và tập trung vốn. Tiến trình chung của kinh tế nhân loại là thực hiện không ngừng tái sản xuất mở rộng. Mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp với tư cách là một bộ
phận của nền sản xuất xã hội và phân công lao động xã hội không ngừng mở rộng sản xuất để đạt được sự tăng trưởng.
Tập đoàn kinh tế Kinh Đô, Biti’s, gạch Đồng Tâm được hình thành do tác động của quy luật cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận, nhằm giành ưu thế trong sản xuất và thị trường.
Mục tiêu đề ra của Kinh Đô, Biti’s, gạch Đồng Tâm là ngày càng mở rộng quy mô cả chiều rộng lẫn chiều sâu, để đa dạng hóa ngành nghề và giảm thiểu rủi ro kinh doanh.
Cuối cùng do sự phát triển một cách nhanh chóng của khoa học kĩ thuật đòi hỏi phải có sự liên kết. Các đơn vị thành viên có thể hỗ trợ cho nhau trong cùng một ngành hay khác ngành để cùng phát triển.