Tình hình tài chính Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi mô hình tổng công ty sang mô hình công ty mẹ- công ty con tại tổng công ty TM Sài Gòn (Trang 47 - 50)

1. TIẾN SỸ VÕ THỊ QUÝ

2.3.5 Tình hình tài chính Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn

Vốn kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn có tăng trưởng hàng năm, song quy mô vốn hiện tại là quá nhỏ bé so với các tập đoàn kinh tế trên thế giới, chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo quá trình tích tụ và tập trung vốn. Việc thiếu vốn là vấn đề trở ngại lớn cho việc đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Tình trạng thiếu vốn cùng với vốn bị phân tán rải rác làm cho Tổng Công Ty càng thiếu vốn trầm trọng vì vậy Tổng Công Ty phải xoay sở nhiều cách để duy trì tiến độ sản xuất phát triển. Trong điều kiện vốn kinh doanh còn khá hạn hẹp và vốn bổ sung từ lợi nhuận chưa cao, để có đủ vốn đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn phải gia tăng nợ vay. Tuy nhiên gia tăng vay nợ đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro tài chính, chi phí sử dụng vốn cao và đứng trước nguy cơ khó khăn trong thanh toán lãi vay. Vốn lưu động bị tản mát khiến Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn không thể tích tụ vốn cho sản xuất đạt hiệu quả. Vốn bằng tiền liên tục được dùng để đảo nợ vay, chi lương, chi ứng về thanh toán và phần lớn nằm trong chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí chờ kết chuyển, ký quỹ, ký cược, thành phẩm và bán thành phẩm tồn kho. Tài sản lưu động của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn tăng qua các năm, nhưng thực ra sự gia tăng tài sản lưu động là do gia tăng các khoản phải thu. Bên cạnh đó Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn còn bị khách hàng chiếm dụng vốn gây khó khăn trong kinh doanh đây là điểm hạn chế trong công tác quản lý tài chính dẫn đến tình hình tài chính không lành mạnh. Rõ ràng tài chính Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn trong tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng, hoạt động tài chính của Tổng Công Ty chưa tạo lập được môi trường tin cậy để tập trung nhiều nguồn vốn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho sản xuất, kinh doanh.

Bảng 2.4 : Các khoản phải thu của khách hàng và trả trước cho người bán

Đơn vị tính : tỷ đồng

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Phải thu của khách hàng 539 603 915 892 925 946 Trả trước cho người bán 92 79 135 112 125 136

Nguồn : Báo cáo tài chính của SATRA qua các năm

Bảng 2.5 : Tài sản lưu động của SATRA

Đơn vị tính : triệu đồng

Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn CHỈ TIÊU

2001 2002 2003 2004 2005

Tổng tài sản lưu động 928.444 1.206.911 1.134.567 1.235.740 1.276.489

1. Vốn bằng tiền 57.864 30.450 23.539 29.900 31.200 2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 215 312 542 3.209 2.100 3. Các khoản phải thu 603.002 915.107 892.025 925.059 946.032 4. Hàng tồn kho 214.664 207.386 148.047 191.231 217.000 5. Tài sản lưu động khác 52.699 53.656 70.414 86.341 80.157

Nguồn : Báo cáo tài chính của SATRA qua các năm

Hình 2.1 : Vốn kinh doanh của SATRA qua các năm

Đơn vị tính : Tỷ đồng 1932.42 1866.47 1505.54 1294 1256.75 1285 0 500 1000 1500 2000 2500 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Nguồn : Báo cáo tài chính của SATRA qua các năm

Bảng 2.6 : Tình hình vay nợ ngân hàng của SATRA

Đơn vị tính : tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số vay 660 779 892 927 1.003 1.054 Vay ngắn hạn Vay dài hạn 425 235 505 274 580 312 612 315 676 327 702 352

Nguồn : Báo cáo tài chính của SATRA qua các năm

Bảng 2.7 : Tỷ lệ nợ vay ngân hàngï/Vốn kinh doanh của SATRA1

Đơn vị tính : %

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Tỷ lệ nợ vay ngắn hạn/vốn kinh doanh 33,07 40,18 44,82 40,64 36,22 36,33 Tỷ lệ nợ vay dài hạn/vốn kinh doanh 18,3 21,8 24,11 21 17,52 18,22

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi mô hình tổng công ty sang mô hình công ty mẹ- công ty con tại tổng công ty TM Sài Gòn (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)