Phân tích các báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ pot (Trang 99 - 102)

L D ượng cầu vốn vay Vốn vay

3.Phân tích các báo cáo tài chính

Để đưa ra quyết định, nhà quản trịtài chính doanh nghiệp phải dựa trên các thông tin từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nhà quản trịtài chính không chỉphải hiểu được nội dung của các báo cáo tài chính mà còn phải biết rút ra những thông tin gì từcác báo cáo tài chính đểphục vụcho quá trình ra quyết định của mình. Do vậy nội dung của phần này không đi sâu vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính mà sẽtập trung vào cách thức lọc ra các thông tin có ích cho hoạt động quản trịtài chính từcác báo cáo tài chính này, hiểu được những hạn chếcủa các thông tin mà các báo cáo tài chính cung cấp cũng như

anhtuanphan@gmail.com giới thiệu các chỉtiêu tài chính mà các nhà quản trịtài chính thường sửdụng để đánh giá vềtình hình tài chính của doanh nghiệp.

Có ba loại báo cáo tài chính cơ bản sau:

3.1. Bảng cân đối kếtoán (The balance sheet)3.1.1. Giới thiệu vềbảng cân đối kếtoán 3.1.1. Giới thiệu vềbảng cân đối kếtoán

Bảng cân đối kếtoán (cònđược gọi là bảng tổng kết tài sản) cung cấp một bức tranh về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Bảng cân đối kếtoán chia làm hai phần, phần bên trái liệt kê các tài sản, bên phải là các khoản nợvà vốn cổphần. Bản cân đối kếtoán cho biết doanh nghiệp sởhữu những gì và nó tài trợcho việc sởhữu những tài sản đó như thếnào? Xem mẫu bảng cân đối kếtoánở phần phụlục.

Gọi là bảng cân đối kếtoán vì nó luôn phải đảm bảo cân bằng sau: Tổng tài sản = Tổng các khoản nợ+ Tổng vốn cổphần

Tổng giá trịtài sản luôn phải bằng tổng giá trịnguồn vốn cho nên mỗi khi có sựtăng giảm 1 loại tài sản hay nguồn vốn nào do có hoạt động kinh tếphát sinh đều kéo theo sự biến động của 1 loại tài sản hay nguồn vốn khác. Tóm lại có 2 trường hợp cơ bản dẫn đến sựbiến động tài sản như sau:

• Tăng (giảm) nguồn vốn đồng thời kéo theo sựtăng (giảm) tài sản. Thường xảy ra đối với với loại nguồn vốn và tài sản cụthểsau:

ƒ Nguồn vốn vay tăng kéo theo tài sản bằng tiền tăng hoặc các tài sản khác là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, dụng cụtăng, tuỳthuộc doanh nghiệp hay ngân hàng đứng ra trảtiền hàng hoá dịch vụ được đầu tưbằng vốn vay. ƒ Khi trảnợngắn hạn, tài sản bằng tiền giảm.

• Tăng (giảm) tài sản hoặc nguồn vốn này kéo theo sựgiảm (tăng) tài sản hoặc nguồn vốn khác. Có sựbiến động ngược chiều là do có sựchuyển hoá lẫn nhau giữa các tài sản, giữa các nguồn vốn. Thường xảy ra trong các trường hợp cụthể sau:

ƒ Bên tài sản:

o Tài sản bằng tiền giảm, đồng thời tài sản là nguyên vật liệu, dụng cụhoặc tài sản cố định hữu hình, vô hình hoặc đầu tư tài chính tăng.

o Khi các khoản phải thu, đầu tư tài chính được thu hồi, thu lãi thì tài sản này giảm, tài sản bằng tiền tăng.

o Khi các công trình xây dựng, mua sắm tài sản cố định được quyết toán thì chi phí xây dựng cơ bản dởdang giảm, tài sản cố định hữu hình tăng. ƒ Bên nguồn vốn:

o Các loại nguồn vốn - quỹchuyển hoá sang nhau, trong đó lãi chưa phân phối là điểm bắt đầu cơ bản, điểm cuối là nguồn vốn kinh doanh, quỹkhen thưởng, phúc lợi và 1 phần quỹdựtrữ, còn lại là nguồn trung gian.

o Nợdài hạn đến hạn trả được chuyển thành nợngắn hạn.

Do đặc điểm đối ngược của nguồn vốn chủsởhữu và nợphải trảnên chỉdiễn ra sựchuyển hoá giữa các nguồn vốn trong cùng 1 nhóm.

Đểphục vụcông tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, ngoài các chỉtiêu trong bảng cân đối kếtoán, nhà quản lý tài chính còn phải xem xét thêm một sốchỉtiêu khác gọi là chỉtiêu ngoài bảng. Các chỉtiêu này phản ánh những tài sản hiện có ở đơn vị nhưng không thuộc quyền sởhữu của đơn vịhoặc làm rõ hơn nội dung của 1 sốtài sản trong bảng. Các tài sản ngoài bảng cũng phải được bảo quản và tiến hành kiểm kê định kỳnhư tài sản sởhữu của doanh nghiệp vì doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý được quy định trong các hợp đồng. Có 7 chỉtiêu sau, trong đó có 3 chỉtiêu đầu phản ánh tài sản không thuộc sởhữu của doanh nghiệp:

1. Tài sản thuê ngoài(thuê vận hành) phản ánh giá trịtài sản hiện còn thuê ngoài. 2. Vật tư hàng hoá nhận giữhộ, nhận gia côngphản ánh giá trịvật tư hàng hoá còn

giữhộ(như công ty xây lắp nhận thiết bịcủa người giao thầu đểlắp đặt...) hoặc nhận gia công chưa xong.

3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửithể hiện giá trịhàng hoá đã nhận bán hộ, nhận ký gửi nhưng chưa tiêu thụ ởcác doanh nghiệp thương mại hoặc các đại lý tiêu thụ.

4. Nợkhó đòiđã xửlýlà nợkhó đòiđãđược xoá sổ, nhưng cần theo dõiđểtiếp tục đòi nợvì tình hình tài chính của người mắc nợcó thểtốt lên. Chỉtiêu này phản ánh sốnợkhó đòiđã xửlý còn chưa truy thu được, cần tiếp tục theo dõi.

5. Nguồn vốn khấu hao cơ bảnlà vốn khấu hao cơ bản chỉ được dùng cho những mục đích nhất định là tái đầu tư tài sản cố định, trảvốn vay đầu tư tài sản cố định, tạm thời dùng đầu tư tài chính nếu nhàn rỗi, trong bảng mới chỉphản ánh đựơc tổng sốvốn đãđược khấu hao. Chỉsốnày phản ánh vốn khấu hao cơ bản hiện còn chưa sửdụng, qua đó giúp doanh nghiệp có kếhoạch sửdụng.

6. Hạn mức kinh phíphản ánh hạn mức kinh phí còn lại chưa rút, qua đó giúp doanh nghiệp thấy tiến độthực hiện công việc được giao và có kếhoạch thực hiện. 7. Ngoại tệ các loại: Trong bảng cân đối kếtoán, nguồn vốn bằng ngoại tệ không

được phản ánh theo nguyên tệ, mà doanh nghiệp cần biết sốngoại tệhiện có và số nợphải trảbằng ngoại tệ đểtính chênh lệch tỷgiá và có biện pháp chống rủi ro hối đoái. Vì vậy chỉtiêu này phản ánh sốngoại tệcòn lại theo nguyên tệcủa từng loại ngoại tệ.

anhtuanphan@gmail.com

3.1.2. Các lưu ý khi phân tích bảng cân đối kếtoán

Ba vấn đề cần lưu ý khi phân tích bảng cân đối kế toán là tính lỏng của các tài sản (accounting liquidity), so sánh giữa nợvà vốn cổphần (debt versus equity), phân biệt giá trịthịtrường và giá trịghi sổ(market value versus book value).

3.1.2.1. Tính lỏng của các tài sản: phản ánh khảnăng chuyển thành tiền mặt một cách dễ dàng và nhanh chóng của một tài sản mà không phải hy sinh vềmặt giá trị(tức là không phải bán rẻ). Trong bảng cân đối kế toán, các tài sản thường được liệt kê theo mức độ giảm dần của tính lỏng. Tài sản lưu động (current assets) là các tài sản có tính lỏng cao nhất vì nó bao gồm tiền mặt và các tài sản sẽchuyển thành tiền mặt trong vòng 1 năm kể từngày lập bảng cân đối kếtoán. Các tài sản cố định (fixed assets) có tính lỏng thấp hơn nên được liệt kê sau các tài sản lưu động trên bảng cân đối kếtoán. Tính lỏng của các tài sản doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp càng tránh được nguy cơ gặp khó khăn khi phải thực hiện các nghĩa vụtài chính trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tài sản có tính lỏng cao thường tạo ra lợi nhuận thấp hơn. Do vậy, luôn có sự đánh đổi giữa việc duy trì các tài sản có tính lỏng cao để đảm bảo khảnăng thanh toán với khảnăng sinh lời từcác tài sản đó.

3.1.2.2. So sánh giữa nợvà vốn cổphần: Các khoản nợthường gắn với trách nhiệm hoàn trả những khoản tiền cố định, do vậy sẽ đặt doanh nghiệp vào tình trạng phá sản nếu không thực hiện được. Các cổphần không đòi hỏi những khoản thanh toán cố định. Các cổ đông chỉ được nhận phần còn lại sau khi đã thanh toán hết nợ. Nợcó vai tròđòn bẩy (financial leverage), nó có khảnăng khuếch đại khả năng sinh lời của một đồng vốn cổ phần nhưng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ vỡnợcủa doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.3. Phân biệt giá trịthịtrường và giá trịghi sổ: Điều cần lưu ý là giá trịcủa các tài sản ghi trong các bảng cân đối kếtoán là giá trịghi sổ, tức là được ghi chép trên cơ sởchi phí chứkhông phải giá trịcủa chúng. Chi phí đây là chi phí bỏra đểmua tài sản đó. Còn giá trịlà giá mà tài sản đó được mua bán thịtrường. Tại thời điểm mua tài sản, giá trịtài sản có thểbằng chi phí (nếu doanh nghiệp phải tốn tiền thuê lắp đặt, vận chuyển thì chi phí sẽcao hơn giá trịtài sản), nhưngởcác thời điểm sau đó thì thường là không phải vậy. Vì thếcó thểgây nhầm lẫn cho những người đọc các báo cáo tài chính, khiến họnghĩ đây là giá trịthực của tài sản (thực ra chỉlà chi phí). Ngoài ra, rất nhiều giá trịcủa công ty không được phản ánh trên bảng tổng kết tài sản, ví dụ: trìnhđộquản lý tốt, những tài sản có bản quyền, điều kiện kinh doanh thuận lợi…

3.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (The incomestatement): statement):

Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh (hay còn gọi là báo cáo lãi lỗ) phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian, thường là 1 năm.

Nếu như bảng cân đối kếtoán được ví như một bức ảnh chụp tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời điểm thì bảng báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh là một đoạn băng video ghi lại hoạt động của doanh nghiệp giữa hai thời điểm chụpảnh. Xem mẫu báo cáo kết quảhoạt động kinh doanhởphần phụlục.

Khi phân tích một báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh cần lưu ý 3 vấn đềsau: Nguyên tắc kếtoán thống nhất (GAAP – General Accepted Accounting Principles), các mục phi tiền mặt (noncash items), vấn đềthời gian và chi phí (time and costs).

3.2.1. Nguyên tắc kếtoán thống nhấthay Chuẩn mực kếtoán là các quy định của từngquốc gia nhằm thống nhất các nguyên tắc xây dựng các báo cáo tài chính trong các doanh quốc gia nhằm thống nhất các nguyên tắc xây dựng các báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp. Việc nắm các nguyên tắc kếtoán này sẽ giúp hiểu được đầy đủ các nội dung thông tin mà báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh cung cấp. Ví dụ: Doanh thu chỉ được phản ánh trên báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh khi có hàng hoá hay dịch vụbán ra. Do vậy, sựtăng lên vềmặt giá trịcủa các tài sản mà doanh nghiệp sởhữu sẽkhông được coi như là một khoản thu nhập. Hơn nữa, doanh thu được ghi nhận ngay cảkhi hàng hoá được bán chịu, nghĩa là không nhất thiết phải có luồng tiền vào khi thu nhập được ghi nhận. Do cái nhà quản trịtài chính quan tâm là các luồng tiền nên thông tin mà báo cáo cung cấp không phải lúc nào cũng là thông tin vềluồng tiền. Nói cách khác, các thu nhập hay chi phí được ghi chép trong báo cáo không phải lúc nào cũng tương ứng với các luồng tiền vào hoặc ra của doanh nghiệp.

3.2.2. Các hạng mục phi tiền mặt: Giá trịkinh tếcủa các tài sản phụthuộc rất nhiều vàocác dòng tiền trong tương lai mà nó tạo ra. Tuy nhiên, dòng tiền lại không được phản ánh các dòng tiền trong tương lai mà nó tạo ra. Tuy nhiên, dòng tiền lại không được phản ánh trong báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh. Trong khi đó, có những hạng mục của báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh được coi là chi phí đối với doanh thu nhưng lại không làm thay đổi luồng tiền và do vậy được gọi là hạng mục phi tiền mặt. Một trong những hạng mục quan trọng đó là Khấu hao. Khi mua tài sản thì có một dòng tiền chạy ra nhưng khấu hao lại được thực hiện dần theo thời gian. Như vậy, trên thực tế, dòng tiền đã diễn ra một lần tại thời điểm mua tài sản nhưng trên báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh, nó lại được chia thành nhiều phần nhỏvà hạch toán dần theo thời gian. Như vậy, khấu hao sẽkhông được coi là luồng tiền ra (thực tếlại là luồng tiền vào). Một hạng mục phi tiền mặt khác là thuếtrảchậm. Thuếtrảchậm xảy ra khi công ty tiến hành khấu hao tăng dần (khấu hao ít lúc đầu và tăng dần vềsau) trong khi hạch toán của cơ quan thuếlà khấu hao đều. Kết quảlà thời kỳ đầu khi khấu hao ít, khoản thuếthực nộp sẽthấp hơn khoản thuế lẽra phải nộp, nhưng vềsau sẽxảy ra tình trạng ngược lại. Phần chênh lệch thuếhiện tại sẽ phải thanh toán vềsau. Phần này được hạch toán là thuếthanh toán chậm trong báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, xét dưới góc độphân tích luồng tiền thì khoản thuếtrảchậm này không phải là một luồng tiền ra.

anhtuanphan@gmail.com

3.2.3. Vấn đềthời gian và chi phí: Trong phân tích tài chính vấnđềdựtính luồng tiềnrất quan trọng. Và vì vậy người ta chia thời gian thành hai loại là ngắn hạn và dài hạn. rất quan trọng. Và vì vậy người ta chia thời gian thành hai loại là ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, các điều kiện sản xuất (máy móc), môi trường (thuế, các cam kết theo hợp đồng) được giả định là không thay đổi, chỉcó các nhân tố như chi phí lao động, nguyên vật liệu là được phép thay đổi. Và do vậy các chi phí liên quan đến lao động, nguyên vật liệu thìđược coi là chi phí khảbiến, còn các chi phí liên quanđến sản xuất, môi trường như thuế, lãi trái phiếu được coi là chi phí bất biến. Còn vềmặt dài hạn, thì mọi chi phí đều thay đổi. Việc phân chia này cóảnh hưởng rất quan trọng đến lập kế hoạch kinh doanh cũng như phân tích luồng tiền. Tuy nhiên, trong báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh lại phân chia các chi phí không theo ngắn và dài hạn mà theo chi phí liên quan đến sản xuất (tức là các chi phí sẽtăng lên khi mởrộng sản xuất) và các chi phí liên quan đến một thời kỳ(ví dụcác chi phí quản lý hành chính). Và như vậy cảchi phí khả biến và chi phí bất biến đều bao hàm trong phần chi phí sản xuất mà không được phân biệt riêng ra.

3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thông tin quan trọng nhất cần rút ra từcác báo cáo tài chính là các luồng tiền bởi vì trong tài chính, giá trịcủa công ty được đánh giá trên khảnăng tạo ra các luồng tiền. Báo cáo tài chính vềnhững thay đổi vềtiền tệcủa doanh nghiệp được gọi làBáo cáo lưu chuyển tiền tệ(the statement of cash flows). Báo cáo này cho biết doanh nghiệp đã thực sựchi bao nhiêu tiền và thu bao nhiêu trong một khoảng thời gian (thường là 1 năm).

Cần chú ý là thayđổi trong luồng tiền không đồng nhất với thay đổi trong vốn lưu động thuần (net working capital). Ví dụcảhàng tồn kho và tiền mặt đều là thành phần của vốn lưu động (current assets). Khi mua nguyên liệu, hàng tồn kho tăng lên, vốn tiền mặt giảm tươngứng khiến vốn hiện hành và do đó vốn lưu động thuần không thay đổi nhưng đã xảy ra một luồng tiền đi ra khỏi doanh nghiệp.

Tổng giá trịcác luồng tiền doanh nghiệp thu được từcác tài sản đầu tư = Tổng giá trịcác luồng tiền chạy tới các chủnợvà cổ đông của doanh nghiệp:

Cash flow form assets = Cash flow to creditors + Cash flow to stockholders

Luồng tiền từcác tài sản(Cash flow from assets) bao gồm:

Luồng tiền từhoạt động kinh doanh(operating cash flow): là luồng tiền thu được từtiền bán hàng hoá, dịch vụvà các hoạt động kinh doanh hợp pháp khác. Luồng tiền này phản ánh cảchi phí trảthuế, nhưng không bao gồm các chi phí liên quan đến đầu tư như chi cho mua tài sản cố định và thay đổi trong vốn lưu động thuần (tức là không tính đến phần đầu tư thêm của doanh nghiệp vào vốn lưu động và vốn cố định).

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ pot (Trang 99 - 102)