Lạm phát là hiện tượng kinh tếphổbiếnởhầu hết các nước trên thếgiới ngày nay. Nó tồn tạiởcả những nước phát triển lẫn chậm phát triển, cảtrong thời kỳkinh tếkhủng hoảng, suy thoái lẫn trong thời kỳhưng thịnh. Lạm phátởmột mức độnhất định có thểlà một biện pháp phát triển kinh tế, làm tăng nhu cầu, thúc đẩy các hướng đầu tư có lợi. Song khi lạm phát vượt qua một giới hạn nhất định thì nó trởthành căn bệnh gây nhiều tác hại cho sựphát triển kinh tếxã hội.
1. Khái niệm
1.1. Định nghĩa
Lạm phát là vấn đề không mấy xa lạ, hầu hết quảng đại quần chúng đều có thể chứng kiến hay trải qua thời kỳ lạm phát ở những mức độ khác nhau. Nhưng hiểu chính xác lạm phát là gì không phải dễ. Ngay cả các nhà kinh tế học cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa lạm phát.
9 Quan niệm cổ điển cho rằng “Lạm phát là phát hành tiền vượt quá số lượng tiền cần thiết trong lưu thông”. Tuy nhiên định nghĩa này không giải thích được hiện tượng lạm phát chi phí đẩy (xuất hiện trên thế giới từ những năm 70 hoặc ở Việt nam năm 2005) do loại lạm phát này vẫn có thể xảy ra trong khi cung tiền tăng ổn định. Nếu chỉ coi là lạm phát khi sự tăng giá là kết quả của việc tăng mạnh cung tiền thì sẽ dẫn đến coi thường các nguy cơ lạm phát có thể xảy ra.
9 Một quan điểm phổ biến khác cho rằng:Lạm phát là hiện tượng tăng lên của mức giá chung (mức giá bình quân, mức giá tổng hợp) theo thời gian.Tuy nhiên không phải mọi sự tăng lên của mức giá đều đáng lo ngại. Nếu giá cả chỉ tăng tạm thời, trong ngắn hạn, chẳng hạn như dịp gần Tết Nguyên đán ở Việt nam, sau đó lại giảm xuống thìđó là kết quả của những biến động cung cầu tạm thời, nhiều khi có tác dụng tích cực hơn là tiêu cực tới nền kinh tế. Những trường hợp như vậy mà đã coi là lạm phát thì sẽ dẫn đến sự cường điệu hoá nguy cơ lạm phát.
9 Các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền hiện đại, đứng đầu là Milton Friedman đãđịnh nghĩalạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và liên tục trong một thời gian dài.Theo trường phái này, sự tăng lên của mức giá chung mới chỉ phản ánh hình thức biểu hiện của lạm phát, bản chất của lạm phát được thể hiện ở tính chất của sự tăng giá đó: đó là sựtăng giá với tốc độ cao và kéo dài. Chính sự tăng giá cao và liên tục từ thời gian này đến thời gian khác mới tạo ra những tác động đặc thù của lạm phát. Cũng vì vậy, cái gọi là tỷ lệ tăng giá hàng tháng mà chúng ta có thể nghe trên đài, báo hay vô tuyến chỉcho biết mức giá cả
đã thayđổi bao nhiêu phần trăm so với tháng trước chứ chưa được coi là biểu hiện của lạm phát. Đó có thể chỉ là sự thay đổi xảy ra duy nhất một lần hoặc chỉ là tạm thời chứ không kéo dài. Chỉ khi nào tỷ lệ tăng giá vẫn duy trì cao trong thời gian dài thì mới được coi là biểu hiện của lạm phát cao.Định nghĩa này cũng được các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes ủng hộ.Định nghĩa này cũng đặc biệt thích hợp với các nhà điều hành chính sách tiền tệ vì Ngân hàng trungương chỉ có thể điều chỉnh giá cả trong dài hạn chứ không thể điều chỉnh trong ngắn hạn. Những cố gắng điều chỉnh giá cả trong ngắn hạn thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ sẽ chỉ làm cho diễn biến giá cả thêm phức tạp.
1.2. Đo lường lạm phát
Vì biểu hiện của lạm phát là sựtăng lên của mức giá chung nên để đo lường mức độlạm phát, người ta căn cứvào tốc độtăng của mức giá chung. Tốc độtăng của mức giá chung cònđược gọi là tỷlệlạm phát được xác định theo hai phương pháp sau:
1.2.1. Phương pháp xác định dựa trên chỉsốgiá
Để đo lường mức giá chung của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ trong xã hội, người ta thường sửdụng hai loại chỉsốgiá sau:
c Chỉsốgiá tiêu dùng (CPI - Consumer price index): phản ánh mức giá cảbình quân của nhóm hàng hoá và dịch vụcho nhu cầu tiêu dùng của các hộgia đình.
Đểxác định chỉsố giá tiêu dùng, người ta chọn ra một giỏ hàng hoá và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của các hộgia đình trong một giai đoạn nhất định, đồng thời xác định mức độtiêu dùng của các hộgia đìnhđối với từng hàng hoá và dịch vụtrong giỏ đó. Trên cơ sởxác định chỉsốgiá122của từng hàng hoá và dịch vụtrong giỏ, người ta tính được chỉsốgiá tiêu dùng theo công thức sau:
∑= = × = n j j j p p i d I 1
trong đó: Ip: là chỉsốgiá của cảgiỏhay chỉsốgiá tiêu dùng
ipj: là chỉsốgiá của hàng hoá hay dịch vụthứj
dj: là tỷtrọng mức tiêu dùng của hàng hoá hay dịch vụthứj (∑ = = n j j d 1 1 )
ỞViệt nam, từ1995 đến 2000, chỉsốCPI được tính căn cứvào giỏhàng hoá và dịch vụbao gồm 10 nhóm mặt hàng, được chia thành 86 phân nhóm, gồm 236 mặt hàng tiêu dùng chính và 64 loại dịch vụ. Tỷtrọng mức tiêu dùng được xây dựng trên cơ sở điều tra đời sống kinh tế hộgia đình năm 1995. Từ2000 – 2005, số 122Chỉ số giá được tính bằng cách lấy mức giá kỳ nghiên cứu chia cho mức giá kỳ gốc rồi nhân 100, nói cách khác chỉ số giá kỳ gốc được lấy là 100.
anhtuanphan@gmail.com hàng hoá và dịch vụtăng lên 397 mặt hàng. Từtháng 5/2006, con sốnày tăng lên tới gần 500 mặt hàng. Cùng với việc bổsung danh mục, Tổng cục Thống kê cũng tiến hành cập nhật quyền sốtính CPI. Với quyền sốmới, tỷtrọng tiêu dùng lương thực, thực phẩm của người dân bình quân cảnước giảm từ47,9 % trong tổng chi tiêu cho đời sống hàng ngày của người dân (giai đoạn 2000-2005) xuống còn 42,8% giai đoạn 2006-2010.
d Chỉsốgiá bán buôn: cònđược gọi là chỉsốgiá cảsản xuất (PPI - Producer price index) phản ánh mức giá cả đầu vào, mà thực chất là chi phí sản xuất bình quân của xã hội. Sựbiến động của chi phí sản xuất tất yếu sẽ tác động đến xu hướng biến động của mức giá chung của hàng hoá và dịch vụtrên thịtrường.
Chỉ số giá bán buôn được xác định theo phương pháp gần tương tựchỉsố CPI nhưng do việc thu thập sốliệu và xác định tỷtrọng phức tạp nên không phải quốc gia nào cũng tính và công bốchỉsốnày.
Hầu hết các quốc gia đều sửdụng chỉsốCPI đểtính tỷlệlạm phát theo công thức sau: 100 1 1 × ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ − = − p p p I I G % trong đó: Gplà tỷlệlạm phát (%)
Iplà chỉsốgiá cảcủa thời kỳhiện tại Ip-1là chỉsốgiá cảthời kỳtrước đó
1.2.2. Phương pháp xácđịnh dựa trên chỉsốgiảm phát tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Chỉsốnày đo lường mức giá bình quân của tất cảcác hàng hoá và dịch vụtạo nên tổng sản phẩm quốc nội. Nó được xác định theo công thức sau:
% 100 × = tÕ thùc GDP nghÜa danh GDP GDP ph¸t m gi¶ sè ChØ
trong đó: GDP danh nghĩa đo lường sản lượng theo giá năm hiện tại, GDP thực tế đo lường sản lượng năm hiện tại theo giá năm được chọn làm gốc.
Tỷlệ lạm phát sau đó được tính trên cơ sởcác chỉsốgiảm phát GDP tương tựnhư khi tính theo các chỉsốCPIởtrên.
1.3. Các loại lạm phát
Căn cứvào tỷlệlạm phát, người ta chia ra 3 loại lạm phát khác nhau:
y Lạm phát vừa phải(Normal inflation): Lạm phát vừa phải xảy ra khi tốc độtăng giáởmức một con số(tức là dưới 10%/năm). Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cảtăng chậm, thường xấp xỉbằng mức tăng tiền lương hoặc cao hơn chút ít. Do vậy giá trịtiền tệtương đốiổn định, tạo thuận lợi cho môi trường kinh tếxã hội. Tác hại của loại lạm phát này là không đáng kể.
y Lạm phát phi mã(High inflation): là loại lạm phát xảy ra khi giá cảbắt đầu tăng nhanh,ởmức hai, ba con số. Loại lạm phát này khi đã trởnên vững chắc sẽgây ra những biến dạng kinh tếnghiêm trọng.
y Siêu lạm phát(Hyper inflation): xảy ra khi tốc độtăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã, có thểlên tới hàng ngàn tỷlần như các cuộc siêu lạm phát điển hình trong lịch sử: lạm phátở Đức trong những năm 1922 - 1924, lạm phátởNga sau Cách mạng tháng Mười, lạm phátởMỹvào thời kỳ nội chiến hoặc các cuộc siêu lạm phátởTrung quốc, Hungari sau chiến tranh thếgiới thứhai, lạm phátởNga sau biến cố chính trị1990 - 1991. Siêu lạm phát có sức phá huỷmạnh toàn bộ hoạt động của nền kinh tếvà thường đi kèm với suy thoái kinh tếnghiêm trọng.