Đầu tư cho ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Một phần của tài liệu 537 Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu đến năm 2015  (Trang 29)

Trong những năm gần đây, trên cơ sở quy hoạch du lịch được duyệt, Sở Du Lịch Tỉnh đã tích cực tiếp xúc, quảng bá, giới thiệu địa điểm và nội dung quy hoạch, kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế. Kết quả phối hợp giữa Sở Du Lịch, Sở Tài Nguyên Mơi Trường, UBND các cấp là hàng loạt dự án được ký kết trên diện tích 739 ha với số vốn đăng ký lên đến 3796,8 tỷ đồng. Kể từ năm 1996 đến nay, đầu tư cho ngành du lịch luơn tăng và dự báo trong những năm tới đầu tư cho ngành này sẽ cịn tăng mạnh mẽ hơn. Nếu năm 1996 chỉ cĩ 33,995 tỷ đồng được đầu tư thì năm 2004 tổng số vốn đầu tư đã lên đến 194,43 tỷ đồng.

(Đơn vị tính:Tỷ đồng)

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

VĐT 33,995 50,263 77,616 130,89 75,708 97,978 111,286 151,768 194,43 NNS 33,876 49,953 76,507 125,31 75,673 97,947 111,251 131,058 175,62

(Nguồn: Sở Du Lịch Tỉnh- VĐT: vốn đầu tư; NNS: vốn ngồi ngân sách) Giai đoạn 1996-2000 vốn đầu tư đã thực hiện là 368,472 tỷ đồng trong đĩ chi cho xây dựng cơ bản là 219,864261 tỷ đồng, cịn lại là chi cho mua sắm trang thiết bị. Giai đoạn 2001-2005 dự tính là 711,75298 tỷ đồng trong đĩ xây dựng cơ bản là 488,063381 tỷ đồng.

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một trong những Tỉnh thu hút đầu tư nước ngồi vào trong ngành du lịch cao nhất cả nước. Tuy nhiên do vướng mắc về thủ tục giấy tờ cũng như vốn ghĩp nên Tỉnh chỉ mới triển khai được 17 dự án với tổng số vốn đầu tư là 172,4 triệu USD. Các đối tác chính là Singapore, Đài Loan, Hồng Kơng,

Australia, Anh, Malaysia, Pháp…đa số các dự án cĩ thời hạn hoạt động 20-25 năm và tỷ lệ ghĩp vốn nước ngồi/Việt Nam: 75/25 (36%), 70/30 (29%), 55/45 (21%) cịn lại là 100% vốn nước ngồi. (Nguồn: Sở Du Lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Các dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách đang tiếp tục được thực hiện đĩ là các dự án: Đường lên khu du lịch Núi Dinh (26,337 tỷ đồng), nâng cấp bãi tắm Thùy Vân (180,24 tỷ đồng), cáp treo Núi Lớn-Núi Nhỏ (337,42 tỷ đồng), đường lên khu du lịch Núi Nhỏ (11,625 tỷ đồng), đường ven biển Vũng Tàu- Long Hải-Bình Châu (391 tỷ đồng) các dự án này sẽ hồn thành trước năm 2007. 2.2.8.Nguồn nhân lực du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:

Lao động trong ngành du lịch đang từng bước được cải thiện về chất lượng, tuy nhiên so với các ngành khác thì ngành du lịch vẫn chưa thu hút được nhiều nhân tài. Cụ thể là số lao động cĩ trình độ đại học trở lên chỉ chiếm khoảng 14-15% trong tổng số lao động của ngành này. Do chế độ lương, thưởng cịn thấp nên sức hấp dẫn của ngành này chưa cao đối với người lao động. Lao động cĩ trình độ chuyên mơn khơng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển của ngành này.

Trong một vài năm trở lại đây, ngành du lịch của Tỉnh đã cĩ sự trẻ hĩa về lực lượng. Tốc độ trẻ hĩa diễn ra nhanh trong các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngồi và chậm nhất vẫn là các doanh nghiệp nhà nước. Một điểm yếu nữa là rất nhiều lao động quản lý, giám sát, điều hành lại khơng cĩ trình độ nghiệp vụ về du lịch, tỷ lệ lao động khơng biết ngoại ngữ khá cao.

(đơn vị tính: Người) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Lao động 4991 5847 3664 4115 4002 4044 4193 5505 5725 ĐH, trên ĐH 700 935 1038 1161 555 587 619 819 859 Cao đẳng 98 175 176 210 558 657 726 917 1099 CN kỹ thuật 2000 2516 1440 1719 1003 1012 1021 1670 1885 LĐ phổ thơng 2193 2221 1010 1025 1886 1788 1827 2099 1882 (Nguồn: Sở Du Lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)

Nhận thấy trách nhiệm cần phải nâng cao chất lượng lao động trong ngành này, Sở Du Lịch Tỉnh đã phối hợp với các đơn vị chức năng mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ như : Bảo vệ, kiến thức giao tiếp, ngoại ngữ, cấp cứu bờ biển cho các doanh nghiệp du lịch và các ban quản lý khu du lịch. Trong tương lai sắp tới, Sở Du Lịch cần phải nỗ lực hơn nữa trong cơng tác phối hợp nâng cao chất lượng nhân lực của ngành này nếu khơng muốn mất lợi thế cạnh tranh cho các địa phương khác. 2.2.9.Các yếu tố khác:

Ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cĩ phát triển được hay khơng là phụ thuộc vào năng lực và tiềm năng của ngành này là chính. Song cũng như bao ngành khác, sức mạnh của ngành này cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, các yếu tố này tác động, ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả hoạt động mà doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt được. Khi các yếu tố này được xem xét đúng mức thì cơng tác hoạch định chiến lược sẽ chính xác và hợp lý hơn.

Mơi trường quốc tế: Xu hướng tồn cấu hĩa đang từng bước làm cho nền kinh tế thế giới hợp thành một khối. Điều này đặt ra cho mỗi nước phải tích cực nỗ lực tìm chỗ đứng cho mình trong ngơi nhà chung. Mối liên kết kinh tế giữa các nước ngày càng chặt chẽ hơn, nhưng cũng dễ bị tổn thương hơn. Cũng nhờ cĩ sự giao thương với nhau mà nền kinh tế các nước cĩ những biến chuyển mạnh mẽ trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam cũng tăng trưởng cao, liên tục. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong một vài năm vừa qua cũng khơng thật sự suơn sẻ, gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch thế giới cũng như đến ngành du lịch của Việt Nam. Với những đặc tính riêng của mình, ngành du lịch rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngồi. Sau vụ khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ, các cuộc xung đột chiến tranh ở Trung Đơng, phong trào ly khai ở một số nơi trên thế giới, mâu thuẫn về tơn giáo, dịch cúm gia cầm và gần đây là thiên tai sĩng thần, động đất, ngành du lịch thế giới đã bị tác động rất lớn và phần nào cũng tác động tiêu cực đến ngành du lịch của Việt Nam. Hiện nay, mối đe dọa bùng phát dịch cúm gia cầm tại Châu Á, khủng bố tại Châu Aâu và Mỹ (gần đây là vụ khủng bố tại London), thời tiết khắc nghiệt trên Thế Giới vẫn là kẻ thù lớn cho ngành du lịch thế giới.

Mơi trường an ninh-chính trị: So với sự bất ổn của nhiều khu vực trên thế giới thì mơi trường an ninh-chính trị của Việt Nam lại rất ổn định, an tồn. Việt Nam được thế giới đánh giá là một trong những điểm đến an tồn nhất trên thế giới. Với

lợi thế tự nhiên, văn hĩa đặc sắc cùng với mơi trường chính trị ổn định chúng ta rất thuận lợi phát triển ngành du lịch của mình.

Mơi trường pháp luật: Mặc dù cĩ nhiều cải thiện trong chính sách của Nhà Nước như khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch, tiến hành cải cách hành chính, ban hành các văn bản pháp luật, miễn thị thực cho cơng dân của một số nước trong khu vực, cải cách thủ tục nhập cảnh… nhưng luật du lịch vẫn chưa được ban hành để tạo hành lang pháp lý cho ngành này hoạt động, tạo sự phát triển cơng bằng, các thủ tục hành chính cịn rườm rà, phức tạp, các quy định của Nhà Nước cịn chồng chéo và hay thay đổi, người cĩ thẩm quyền chưa làm hết trách nhiệm của mình... Điều này gây khĩ khăn cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch và cũng làm mất nhiều cơ hội đầu tư vào ngành này.

Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam: Nền kinh tế tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian qua đang từng bước thay đổi diện mạo đất nước. Việc làm được tạo ra ngày một nhiều, thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm, các chỉ số về con người, xã hội thay đổi tích cực…đang thể hiện chủ chương đúng đắn của Đảng, Nhà Nước ta. Với chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư mạnh mẽ, quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới, trong tương lai nền kinh tế của Việt Nam cịn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Khi thu nhập của người dân tăng cao thì nhu cầu vui chơi giải trí sẽ tăng, địi hỏi ngành du lịch phải phát triển hơn cả về chất lẫn về lượng. Ngày nay, du lịch khơng đơn thuần là đi nghỉ dưỡng mà cịn nhu cầu thưởng thức và học hỏi của khách hàng tại nơi họ du lịch. Nhận thấy điều này nên trong một vài năm trở lại đây, ngành du lịch đã và đang tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng, phong phú và đặc sắc hơn. Đầu tư và mời gọi đầu tư để phát triển ngành này thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn là chủ trương của Nhà Nước ta.

Mơi trường cạnh tranh: So với thế giới và một số nước trong khu vực thì ngành du lịch của chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Ngành du lịch của chúng ta mới chỉ đầu tư theo chiều rộng và chủ yếu là khai thác tài nguyên sẵn cĩ. Bên cạnh đĩ cịn nhiều vấn đề chưa hợp lý như chi phí vận chuyển quá đắt lại thiếu đồng bộ, chi phí điện thoại, giá cước Internet cao hơn nhiều lần so với khu vực, chưa quảng bá được hình ảnh du lịch Việt Nam, hệ thống quản lý hành chính chưa làm hết chức năng, thủ tục nhập cảnh cịn rườm rà, hệ thống pháp luật

chưa đầy đủ, chính sách quản lý vĩ mơ chưa nhất quán…đã làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam so với khu vực và thế giới.

Trong nước, ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải cạnh tranh với một số địa phương cĩ sản phẩm du lịch tương tự như mình, đĩ là Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Sản phẩm du lịch của các vùng này gần giống nhau và vị trí địa lý lại gần nhau, hiện tại khả năng cạnh tranh du lịch của Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu so với đối thủ vẫn ở mức cao. Ta cĩ thể tham khảo một số chỉ tiêu như sau:

Chỉ Tiêu So Sánh Bà Rịa Vũng Tàu

Bình Thuận Ninh Thuận

Khánh Hịa

Thị phần khách du lịch Cao Cao Thấp Cao

Khả năng cạnh tranh giá Trung bình Cao Cao Trung bình

Sự phong phú về SPDL Cao Thấp Thấp Cao

Đầu tư từ Ngân Sách Cao Thấp Thấp Cao

Thu hút đầu tư du lịch Cao Trung bình Thấp Cao Tiềm năng phát triển Cao Trung bình Thấp Cao Với tiềm năng của mình và vị trí thuận lợi nhất trong số các đối thủ cạnh tranh (nằm gần trung tâm du lịch lớn, TP Hồ Chí Minh), ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn được đánh giá rất cao. Trong tương lai, ngành du lịch Tỉnh Khánh Hịa và Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ là đối thủ lớn của nhau trong nhĩm vùng cĩ sản phẩm du lịch gần giống nhau (nhĩm du lịch cĩ lợi thế tài nguyên biển).

Quản lý nhà nước về du lịch: Bên cạnh ngành cơng nghiệp, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cũng rất quan tâm đến ngành du lịch. Thơng qua Nghị quyết Đại Hội Đảng Bộ Tỉnh lần III, Tỉnh đã đặt ra yêu cầu trong thời gian tới ”Nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch, hướng chính là khai thác triệt để thế mạnh tự nhiên (biển, rừng, núi) đồng thời đầu tư hiện đại hĩa các vùng trọng điểm du lịch (bao gồm cả các hải đảo)”. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết được duyệt, Sở Du Lịch đã nỗ lực phối hợp với Sở Tài Nguyên Mơi Trường, Uûy Ban Nhân Dân các cấp để quảng bá thu hút đầu tư vào ngành du lịch và đã đạt được những kết quả nhất định.

Để tăng khả năng cạnh tranh của ngành du lịch, Tỉnh đã và đang tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khoản đầu tư từ Ngân Sách cho cơ sở hạ tầng tăng đều qua các

năm. Sở Du Lịch cũng luơn tiến hành kiện tồn tổ chức, bộ máy hoạt động. Thực hiện các cơng tác cải cách hành chính theo chương trình tổng thể cải cách hành chính hàng năm của Tỉnh. Hồn thiện cơ chế tổ chức, hoạt động của cơ quan Sở, trình UBND Tỉnh phê duyệt, ban hành và thực hiện. Thành lập các ban quản lý dự án du lịch, nâng quy mơ và chất lượng hoạt động của Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch. Triển khai các văn bản pháp quy của Chính Phủ và hướng dẫn của Tổng Cục Du Lịch, quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Du Lịch. Luơn tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cơng nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra cho cơng tác quản lý nhà nước trong những năm tới. Đẩy mạnh cơng tác thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm các hoạt động du lịch hiệu quả, đúng pháp luật.

Uûy Ban Nhân Dân Tỉnh cũng ban hành các quy chế bảo vệ mơi trường trong lĩnh vực du lịch. Lập kế hoạch khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của du lịch đến mơi trường, đề ra các biện pháp hợp lý nhằm quản lý các nguồn tài nguyên du lịch. Phối hợp với các ban ngành liên quan để duy trì ổn định mơi trường xã hội tại các tuyến điểm du lịch. Tổ chức quản lý kinh doanh tại các bãi tắm, cơng tác cứu hộ, cứu nạn trên biển, đảm bảo mơi trường du lịch trong sạch, an tồn.

Tuy nhiên, cơng tác quản lý nhà nước về du lịch cũng cịn rất nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Thủ tục đầu tư cịn rườm rà, thời gian kể từ khi xin phép đến khi tiến hành thực hiện dự án quá dài dẫn đến sự bất mãn của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngồi. Quy hoạt tổng thể hay bị chỉnh sửa, diện tích đất phục vụ cho du lịch bị chia cắt nhỏ cho những dự án nhỏ với các cơng năng trùng lắp. Chính sách ưu đãi đầu tư trong ngành này khơng cịn phù hợp do cĩ nhiều thay đổi trong chính sách, pháp luật của Nhà Nước như Luật Đất Đai, Luật Xây Dựng, Luật Bảo Vệ và Phát Triển Rừng. Sự phối hợp giữa các ban ngành chưa tích cực, đồng bộ dẫn đến nhiều khĩ khăn khi thực hiện dự án mới. Cơng tác quản lý kiểm tra, giám sát chưa sâu và khơng liên tục dẫn đến tình trạng lộn xộn trong kinh doanh, ơ nhiễm mơi trường ngày một cao, một số nơi tài nguyên du lịch bị sử dụng bừa bãi…

2.3.Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du

lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:

Qua phân tích tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch Tỉnh Bà Rịa-Vũng

Tàu, chúng ta cĩ thể khái quát những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức chính của ngành du lịch Tỉnh như sau:

2.3.1.Những điểm mạnh (S):

S1: Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là khu vực trọng điểm trong chiến lược phát triển quốc gia, là khu vực cĩ ngành du lịch phát triển mạnh nhất trong cả nước. Đồng thời, Bà Rịa-Vũng Tàu cũng nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, rất thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch nội địa từ các vùng Đơng Nam Bộ, Tây Nam Bộ, khu vực này cũng là nơi thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất. Mặt khác, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cĩ thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, nhu cầu du lịch của người dân là rất cao.

S2: Cĩ thể nĩi rằng, Bà Rịa-Vũng Tàu cĩ nguồn tài nguyên tự nhiên khơng thua kém bất kỳ Tỉnh nào của Việt Nam. Với hơn 300 km đường bờ biển, Tỉnh cĩ rất nhiều bãi tắm đẹp nằm ở nhiều nơi khác nhau (trong đất liền cũng như tại huyện Cơn Đảo), các khu rừng nguyên sinh thích hợp cho du lịch sinh thái, khách du lịch cũng cĩ thể du lịch leo núi tại Vũng Tàu hoặc du lịch an dưỡng, chữa bênh, sinh thái khi đi du lịch tại suối khống nĩng Bình Châu, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu rộng gần 12000 ha. Khí hậu ở đây rất dễ chịu, ấm áp, ít cĩ thiên tai và thời tiết bất thường, rất thuận lợi để du lịch. Tài nguyên nhân văn của Tỉnh cũng rất phong phú, đặc sắc mang nặng tính truyền thống dân tộc từ di tích lịch sử kiến trúc tơn giáo, các lễ hội văn hĩa dân gian, các nghề thủ cơng truyền thống, ẩm thực đến

Một phần của tài liệu 537 Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu đến năm 2015  (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)