Công tác hàn

Một phần của tài liệu Công nghệ hàn trong đóng tàu docx (Trang 123 - 127)

- Tiết kiệm kim loại Với cùng loại kết cấu kim loại, nếu so sánh với các phương pháp ghép nối khác, hàn tiết kiệm 10 ÷ 20%

2) Công tác hàn

Thợ hàn tự động: phải có chứng chỉ Operator

Vật liệu hàn: yêu cầu phải có chứng chỉ của đăng kiểm ABS.

Có thể sử dụng vật liệu hàn của công ty Vật liệu hàn Nam Triệu sau đây có chứng chỉ của ABS:

Hàn CO2: sử dụng dây hàn NA70S, khí CO2

Hàn tự động dưới lớp thuốc: dây hàn L8, thuốc hàn S707 Sứ hàn: không yêu cầu phải có chứng chỉ của Đăng kiểm

Áp dụng quy trình hàn một phía lót sứ có nhiều lợi điểm: năng suất cao, giảm công vận chuyển và cẩu lật. Tuy nhiên khi tiến

hành hàn CO2 ở ngoài trời nên sử dụng một hộp che gió làm bằng

cót ép để giảm tối đa ảnh hưởng của gió.

Thuốc hàn phải được sấy khô ở nhiệt độ 2500C trước khi hàn

ít nhất là 1h.

Chuẩn bị máy móc thiết bị hàn và vật liệu hàn đầy đủ như đã nêu ở phần lập quy trình.

3.4.4 Quá trình hàn

Quá trình hàn được tiến hành tại khu vực sản xuất sau khi đã nhận được vật liệu cơ bản (tôn tấm) từ các bộ phận khác. Các tấm tôn bây giờ đã được vát mép đúng như các thông số của quy trình đưa ra, được gá lắp, vạch dấu chính xác theo bản vẽ chế tạo.

Block 11-0531 bao gồm cụm chi tiết tôn đáy ngoài, đáy trong, các đà ngang, sống dọc và hệ thống các nẹp dọc. Ở đây, sẽ áp dụng quy trình để chế tạo cụm chi tiết tôn đáy ngoài (Bottom shell). Cụm chi tiết tôn đáy ngoài gồm các tấm tôn phẳng có quy cách 12000x3000x20 và 12000x2500x20 (mm) ghép lại với nhau. Các tấm tôn đáy được vát mép theo tiêu chuẩn Balan với ký hiệu vát mép A GDR GD.

GD

A : vát mép chữ X = 55o, hàn tự động, hàn hai mặt

GD

R : vát mép chữ X = 50o, hàn tay, hàn hai mặt

Tuy nhiên, sẽ gặp khó khăn khi hàn hai mặt vì trong quá trình thi công phải cẩu lật kết cấu, do đó tôn tấm chỉ vát mép một phía với các thông số như trong quy trình đã nêu.

Hình 3-4. Kích thước cụm chi tiết tôn đáy ngoài

Các tấm tôn được lắp ráp, gá đặt trên các bệ láp ráp có kích thước LxB = 10x12 hoặc 12x14 (m).

Sau khi lắp ráp, cân chỉnh, vạch dấu chính xác ta tiến hành công tác cố định chi tiết để chống xê dịch và biến dạng trong quá trình hàn. Có hai phương pháp chống xê dịch và biến dạng là hàn cố định chi tiết vào bệ lắp ráp bằng các mối hàn đính và phương pháp bố trí các khối bê tông làm đối trọng. Phương pháp hàn đính không hiệu quả và để lại khuyết tật trên bề mặt chi tiết, điều này hoàn toàn không có lợi đối với kết cấu thân tàu đặc biệt là đối với tôn đáy tàu dầu. Hiện tại nhà máy đang sử dụng phương pháp dùng đối trọng, phương pháp này đơn giản, dễ thi công và không

để lại khuyết tật trên bề mặt chi tiết với sự trợ hỗ trợ đắt lực của hệ thống cẩu trục 30T, 50T và 60T. Mỗi khối bê tông nặng 3T, kích thước phủ bì LxBxH = 2000x1000x1200 (mm)

Phương án bố trí đối trọng vị trí các đường như sau:

Một phần của tài liệu Công nghệ hàn trong đóng tàu docx (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)