- Tiết kiệm kim loại Với cùng loại kết cấu kim loại, nếu so sánh với các phương pháp ghép nối khác, hàn tiết kiệm 10 ÷ 20%
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG
3.3.3 Chuẩn bị trước khi hàn
Để có thể thực hiện được quá trình hàn thì việc chuẩn bị cho quá trình hàn là việc rất cần thiết đối với bất cứ một phương pháp hàn nào.
Phương pháp hàn hồ quang tự động dưới lớp thuốc mang đặc điểm của nền công nghiệp phát triển với sự hỗ trợ gần như hoàn toàn của máy móc hiện đại. Vì vậy, thiết bị không thể thiếu trong phương pháp hàn này là máy hàn tự động. Để quá trình hàn thực hiện tốt, đem lại năng suất cao việc đầu tiên là chuẩn bị nguồn điện ổn định, nguồn điện xoay chiều 3 pha nguồn hàn (1 chiều hoặc xoay chiều) với dải hiệu điện thế phù hợp máy hàn, ở đây chúng ta có thể sử dụng máy hàn MZ – 1000 (E) của hãng WEIDA.
Đặc tính kỹ thuật của nguồn hàn ZP5(E) – 1000: - Nguồn vào: 3 pha, 380V/50Hz
- Chế độ làm việc: 100% - Điện áp không tải: 55V - Dòng hàn max: 1000A - Điện áp làm việc: 44V
- Khoảng điều chỉnh dòng điện: 40 – 1000A - Công suất: 69KVA
- Dòng sơ cấp: 80,5A
- Trọng lượng: 460 kg
Đặc tính kỹ thuật xe hàn A2 – E:
- Hộp điều khiển: PEH (Thụy Điển) - Đường kính dây hàn: 2 – 6 mm
- Chế độ mồi hồ quang: quẹt và cố định - Tốc độ hàn: 15 – 160 cm/phút
- Dòng hàn định mức: 1000A - Tốc độ ra dây: 20 – 900 cm/phút - Khoảng điều chỉnh đầu hàn: 100 mm - Khối lượng cuộn dây hàn: 25kg
- Kích thước LxWxH: 950x500x770 mm - Khối lượng: 50kg
-
Đồng bộ gồm: 01 nguồn hàn, 01 xe hàn, 01 cáp hàn, cáp điều khiển 15m, 01 cáp mát, kẹp mát, 02 ray, 03 bép hàn.
Các thành phần không thể thiếu khác đó là vật liệu hàn bao gồm dây hàn và thuốc hàn. Loại dây hàn và thuốc hàn đươc sử dụng như đã nêu ở trên.
Bên cạnh đó cần phải trang bị những phụ kiện cần thiết khác như: ray dẫn hướng cho xe tự hành, kìm bấm dây hàn, thiết bị hút thuốc hàn thừa,…
Kiểm tra lại máy hàn đặc biệt hệ thống đường dây dẫn điện, máy móc đảm bảo trong quá trình làm việc dòng điện luôn ổn định.
Kiểm tra các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình hàn như: vật dụng trang bị cho thợ hàn bao gồm găng tay da, búa gõ xỉ, sứ lót tiêu chuẩn.
Đối với vật liệu đảm bảo yêu cầu đầy đủ của tổ chức Đăng kiểm, cần vạch dấu theo bản vẽ chế tạo.
Chương 18:
Tiến hành lập quy trình công nghệ
hàn
Trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu ở chương 2 và các thông
số của chế độ hàn đã tính ở trên cộng với kiến thức cùng những số
liệu có được trong thời gian thực tập tại nhà máy đóng tàu Dung
Quất. Dựa trên những quy trình mẫu đã được Đăng kiểm Việt Nam
(Việt Nam Register) chứng nhận đang áp dụng tại nhà máy em tiến
hành lập quy trình hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép như sau:
Trong quá trình hàn tự động nối tôn phẳng cho các phân đoạn
của tàu sử kỹ thuật lót đáy bằng mối hàn lót đáy với công nghệ hàn bán tự động (CO2) có dán sứ. Do vậy, trong quy trình hàn này có
đề cập đến công nghệ hàn bán tự động (CO2). Các thông số của
chế độ hàn cho mối hàn lót bằng CO2 được lấy từ quy trình mẫu.
Những nội dung cần xác định trong quy trình: 1. Vật liệu cơ bản (Base metal categories)
2. Vật liệu hàn (Filler metal)
3. Quy cách vát mép (Edge preparation) 4. Thứ tự hàn (Weld sưpuence)
6. Đặc tính dòng điện (Electrical characteristics)
7. Các thông số hàn (Welding parameter)
8. Các yêu cầu kỹ thuật khác (Other technical requires)
9. Phạm vi ứng dụng (Scope of application)
Ký hiệu trong quy trình:
- AWS (American Welding Society): Tiêu chuẩn hàn của
Mỹ;
- GMAW (Gas metal arc welding): Hàn dưới lớp khí bảo vệ;
- SAW (Submerged arc welding): Hàn hồ quang tự động dưới lớp thuốc;
- PWHT (Post weld heat treatment): Ủ nhiệt sau khi hàn; - N/A: Không đề cập đến.