- Tiết kiệm kim loại Với cùng loại kết cấu kim loại, nếu so sánh với các phương pháp ghép nối khác, hàn tiết kiệm 10 ÷ 20%
2) Hàn giáp mối từ hai phía
2.8.4 Các loại khuyết tật mối hàn
Khuyết tật làm giảm chất lượng mối hàn và tăng nguy cơ phá hủy kết cấu hàn trong quá trình vận hành. Các khuyết tật có thể là bên ngoài (nhìn thấy bằng mắt thường), hoặc bên trong (có thể phát hiện bằng các phương pháp kiểm tra không phá hủy). Nguy hiểm nhất là các khuyết tật dạng vết cắt (nứt, hàn không ngấu, lẫn xỉ có mép nhọn).
Nguyên nhân gây ra khuyết tật nhiều nhất là do thiết kế mối hàn không thích hợp; chọn sai kim loại cơ bản và vật liệu hàn, công nghệ và nhiệt luyện sau khi hàn; không giữ vững quy tắc công nghệ.
Sau đây là các khuyết tật thường xuất hiện khi hàn dưới lớp thuốc:
Nứt Rỗ khí Lẫn xỉ Không ngấu mép hàn
Không đối xứng
Mối hàn hẹp, cao Không ngấu chân
mối hàn Kim loại tràn chân mối hàn Vết cắt chân mối hàn Profil mối hàn
không đều Đường hlượn sóngàn Cháy thủng Hình dbề mặt mối hạng nhánh câyàn
1) Rỗ khí
Rỗ khí thường do dính dầu mở, bẩn, ẩm bề mặt vật hàn (hoặc dây hàn) gây nên. Rỉ cần được loại bỏ bằng bàn chải sắt; dầu mở được loại bỏ bằng dung môi. Để đảm bảo loại bỏ ẩm hoàn toàn khỏi bề mặt mép hàn, khi hàn, người ta thường mỏ nung để nung bề mặt mép ở khoảng cách 300 ÷ 600 mm phía trước hồ quang đặc biệt đối với lớp hàn thứ nhất. Ngoài ra, thuốc hàn cần được nung nóng nhằm loại bỏ ẩm trước khi hàn.
2) Nứt
Các liên kết hàn từ thép cacbon thông thường có chiều dày từ 10 mm trở xuống ít khi bị nứt do hàn. Với các chiều dày lớn hơn, nứt mối hàn có thể do các nguyên nhân sau:
Tốc độ nguội nhanh.
Độ cứng vững cao của liên kết hàn.
Mối hàn bị hợp kim hóa mạnh từ kim loại cơ bản thông qua cacbon và nguyên tố hợp kim...
Lượng hydro khuyếch tán trong kim loại mối hàn cao do không khử ẩm triệt để trước khi hàn.
Chương 14: