- Tiết kiệm kim loại Với cùng loại kết cấu kim loại, nếu so sánh với các phương pháp ghép nối khác, hàn tiết kiệm 10 ÷ 20%
HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC MỐI HÀN
MỐI HÀN
Hình dạng và kích thước mối hàn chịu ảnh hưởng của một loạt các yếu tố như các thông số của chế độ hàn, các yếu tố công nghệ và kết cấu.
2.5.1 Ảnh hưởng của chế độ hàn
Việc xác định các kích thước cơ bản và hình dạng mối hàn có ý nghĩa quan trọng trong lựa chọn chế độ hàn, và do đó, cả chất lượng mối hàn. Hình dạng mối
hàn do các yếu tố chiều sâu ngấu h, chiều rộng b và chiều cao đắp c hoặc chiều cao toàn
bộ H = c + h của mối hàn tạo
nên.
Có hai hệ số đặc trưng cho hình dạng mối hàn là hệ số ngấu (hệ số hình dạng bên trong) n = b/h (thường có giá trị 0,8 ÷ 4, tối ưu từ 1,3 ÷ 2) và hệ số hình
dạng mối hàn (hệ số hình dạng bên ngoài) m = b/c (thường có giá trị từ 7 ÷ 10).
Hình 2-17. Các kích thước đặc trưng
So sánh với hàn hồ quang tay ta thấy, khi hàn hồ quang tay, hệ số hình dạng trong mối hàn (hệ số ngấu) thường nằm trong khoảng n = 5 ÷ 6,7; trong khi đó với hàn dưới lớp thuốc, n = 1,3 ÷ 2 (giá trị chiều sâu ngấu lớn hơn nhiều).
Nếu hệ số hình dạng bên trong nhỏ hơn 0,8, mối hàn dễ bị nứt nóng và khi nó lớn hơn 4, khả năng biến dạng của mối hàn sẽ rất lớn. Nếu hệ số hình dạng bên ngoài nhỏ hơn 7, sự chuyển tiếp kim loại từ mối hàn vào kim loại cơ bản không đều, dễ gây tập trung ứng suất; khi hệ số này lớn hơn 10, khả năng biến dạng mối hàn tăng, làm giảm khả năng chịu tải trọng động.
Lượng nhiệt sinh ra trong hồ quang (hàm số của dòng điện hàn, điện áp hàn và tốc độ hàn) ảnh hưởng đến kích thước và hình dạng mối hàn.