0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Một sốn −ớc khác:

Một phần của tài liệu 32 NGHIÊN CỨU, THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 36 -41 )

Những chính sách liên quan đến công tác bồi th−ờng GPMB có thể đ−ợc đề cập trong luật Đất đai, Luật Bất động sản, Luật thu hồi đất hay luật về quản lý các công trình công cộng... là tuỳ thuộc vào tình hình của mỗi n−ớc.

Một số n−ớc khi không có luật TĐC nh−ng lời cam kết của các cấp có thẩm quyền có thể thay cho cơ sở pháp lý về TĐC.

+Tại Thái Lan và Malaixia công tác này trong ngành điện của hai n−ớc này thực hiện rất tốt do có sự chuẩn bị kỹ các chính sách kế hoạch di chuyển ng−ời bản địa. Trong ngành điện khu vực Nhà n−ớc đã liên tục cải tiến các hoạt động TĐC ngay từ khi thành lập 1968, luôn có sự tổng kết kinh nghiệm sau mỗi dự án. Chiến l−ợc TĐC của nhà cầm quyền dựa trên cơ sở th−ơng l−ợng trực tiếp với các cộng đồng bị ảnh h−ởng và bồi th−ờng toàn bộ.

+Tại Thuỵ Điển, phần lớn đất đai thuộc sở hữu t− nhân nh−ng việc quản lý đất đai là mối quan tâm trung của toàn xã hội. Vì vậy, toàn bộ pháp luật và chính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đầu là phải có sự công bằng giữa lợi ích riêng và lợi ích chung trên cơ sở nền tảng của thể chế chính trị.

Nguyên tắc dân chủ xã hội của Nghị viện trong khoảng 3 thập kỷ qua thực hiện trong thực tiễn là các lợi ích chung đ−ợc nhấn mạnh trong pháp luật và chính sách đất đai. Bộ luật đất đai của Thuỵ Điển là một văn bản pháp lý đ−ợc xếp vào loại hoàn chỉnh nhất, tập hợp và giải quyết mối quan hệ đất đai với hoạt động của toàn xã hội với 36 bộ luật khác nhau. Qua nhiều thập kỷ mà pháp luật và chính sách đất đai ở Thuỵ Điển có ít thay đổi, về cơ bản dựa trên sở hữu t− nhân về đất đai và kinh tế thị tr−ờng có sự giám sát chung của xã hội. Từ năm 1970 trở lại đây pháp luật và chính sách đất đai gắn liền với việc giải quyết những vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản t− nhân (quy định việc mua bán đất đai, việc thế chấp, quy định về hoa lợi, đăng ký các quyền về bất động sản, chuyển nh−ợng và thế chấp, các vấn đề bồi th−ờng quy hoạch sử dụng đất và thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu, hệ thống đăng ký). Công tác bồi th−ờng thiệt hại đ−ợc tiến hành khá thuận lợi do có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh với một quy hoạch ổn định.

2.4-Thực trạng bồi th−ờng giải phóng mặt bằng ở một số địa ph−ơng trong cả n−ớc

2.4.1-Hà Nội

Tốc độ đô thị hoá tại thủ đô hà nội tăng với mức độ đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để đạt đ−ợc điều đó, trách nhiệm nặng nề đ−ợc xác định là công tác GPMB và số l−ợng các dự án liên quan đến công tác GPMB ngày càng tăng. Tính đến hết tháng 5/2004, trên địa bàn toàn Thành phố có 423 dự án có liên quan đến GPMB. Diện tích đất phải thu hồi là 5.654 ha, liên quan đến 59.897 hộ dân, trong đó, nhu cầu bố trí TĐC hơn 15.000 hộ. Riêng năm 2003, Hà Nội cần bố trí TĐC trên 7.000 hộ với tổng số hộ liên quan đến GPMB là 32.510 hộ với diện tích đất thu hồi của các dự án đã đủ điều kiện thực hiện là 1.672 ha. Đến nay, mới có 60 dự án GPMB xong, bàn giao mặt bằng để thi công, đạt tỷ lệ 20%. Theo đánh giá, trong công tác GPMB đang “nổi lên” vấn đề tổ chức, điều tra, lập ph−ơng án bồi th−ờng. Với diện tích thu hồi đất và kinh phí bồi th−ờng GPMB ngày càng tăng (năm 2003 tăng từ 5 -8 lần so với năm 1999) nh−ng đội ngũ làm công tác GPMB từ thành phố đến quận, huyện ch−a tăng t−ơng xứng cả về l−ợng và chất nên mới đáp ứng đ−ợc 70% khối l−ợng công việc điều tra, khảo sát, lập, duyệt giá, chính sách và ph−ơng án bồi th−ờng.

Bên cạnh nguyên nhân làm chậm tiến độ các dự án đó còn do công tác bồi th−ờng, tái định c−, GPMB gặp nhiều khó khăn ách tắc do dân ch−a nhất trí với giá bồi th−ờng thiệt hại, chủ đầu t− ch−a làm đúng quy trình thủ tục thu hồi đất hoặc ch−a thanh toán dứt điểm tiền bồi th−ờng theo ph−ơng án đã phê duyệt. Cụ thể, dự án vành đai 3 liên quan đến 1.000 hộ dân có đất thổ c− nh−ng ch−a xác định đ−ợc khu tái định c− nên khó GPMB. Ngoài ra, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chức năng ch−a đồng bộ, việc tổ chức đào tạo nghề và chuyển đổi sản xuất cho vùng

nông thôn thu hồi nhiều đất và tuyển dụng lao động tại chỗ vào làm ở các dự án còn gặp không ít khó khăn. Việc xác định nguồn gốc đất không có giấy tờ hợp pháp gặp nhiều phức tạp. Diện tích đất ở thu hồi lớn hơn đất tái định c− đ−ợc cấp mà có nhiều ng−ời cùng sống trên đó đang xin tách hộ với định mức TĐC lại ít, chủ tr−ơng xử lý và xác định mức hỗ trợ đất và công trình trên đất sang đổi chủ từ lâu ch−a cụ thể. Mặt khác, có một số dự án v−ớng mắc ch−a giải quyết kịp thời, hiện t−ợng lợi dụng kích động khiếu kiện kéo dài, tập hợp đông ng−ời gây ảnh h−ởng đến trật tự an toàn xã hội nh− ở dự án đ−ờng vành đai III, đ−ờng Đội Cấn-Hoàng Hoa Thám, các công trình phục vụ SEAGames 22, nút giao thông giải phóng...

Để có thể giải quyết đ−ợc những khó khăn,v−ớng mắc trên, từng b−ớc thực hiện thành công công tác GPMB. Thời gian tới, Ban chỉ đạo GPMB Thành phố sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp nh−: làm tốt công tác t− t−ởng trên cơ sở thống nhất nhận thức giữa các ngành, các cấp, giữa cơ quan chuyên môn với cơ quan tuyên truyền, có chính sách phù hợp, đảm bảo hài hoà lợi ích của ng−ời bị thu hồi đất, Nhà n−ớc và chủ dự án, phối hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ giữa chủ đầu t− và chính quyền địa ph−ơng... Công tác quy hoạch cần đi tr−ớc một b−ớc, chuẩn bị chu đáo từ khâu điều tra khảo sát, lập dự án, xây dựng đơn giá ..., có lực l−ợng tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả.

2.4.2- Đà Nẵng

Những năm qua, tốc độ đô thị hoá ở Đà Nẵng đã diễn ra khá nhanh, đặc biệt là tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, phát triển mạng l−ới giao thông. Trong 5 năm, từ 1997 - 2002, Đà Nẵng đã xây dựng trên 40 khu tái định c−, khu dân c− mới với tổng diện tích trên 500 ha, giải quyết chỗ ở cho 15.000 hộ gia đình. Giá đất ở Đà Nẵng trong những năm gần đây đã tăng gấp 4-5 lần so với tr−ớc, cá biệt có khu vực tăng gấp 10 lần. Lợi dụng sự xáo trộn về chỗ ở của ng−ời dân, sự tiêu cực của một số cán bộ dự án, chính quyền cơ sở... , t− th−ơng, cò và những tay đầu

khoảng cách chênh lệch giá từ 20-50 %, thậm chí có nhiều nơi còn tăng trên 100% so với khung giá quy định của Nhà n−ớc. Đã nảy sinh nhiều hình thức gian lận trong công tác giải toả, bố trí khu tái định c−, mua bán, sang nh−ợng đất ở Đà Nẵng. Cụ thể là hiện nay tại các khu đô thị mới ở Khuê Trung, Hoà C−ờng (quận Hải Châu), khu Hoà Minh (quận Liên Chiểu), khu Mân Thái, Thọ Quang (quận Sơn Trà)... các hộ dân thuộc vị trí giải toả đã bằng mọi hình thức “nhảy dù”, xây nhà tạm chiếm đất đến việc tách hộ, chia khẩu trái phép, gây khó khăn cho công tác kiểm định, bồi th−ờng và bố trí tái định c−, trở ngại tiến độ cho các dự án ... Từ tháng 1/2003 sẽ có khung giá mới, mức tăng trung bình chỉ 1,5% so với bản khung quy định cũ. Tăng nh− vậy là để dần tiết kiệm đ−ợc với thị tr−ờng đất đai, xoá khoảng cách chênh lệch giá nh− hiện nay, đồng thời bổ sung nguồn ngân sách để tái đầu t− cho sự nghiệp đô thị hoá tại Thành phố. Đồng thời sẽ có nhiều điều chỉnh theo h−ớng có lợi cho nhân dân về chính sách hỗ trợ tái định c− . Triển khai và xúc tiến nhanh việc xây dựng thêm hơn 30 khu tái định c−, khu đô thị mới với khả năng bố trí thêm trên 10.000 hộ dân trên tổng diện tích trên 500ha.

Cho đến thời điểm hiện nay, Đà Nẵng là địa ph−ơng đi đầu trong cả n−ớc về làm tốt công tác bồi th−ờng GPMB. Có nơi ở Đà Nẵng, ng−ời dân đã “hiến đất” cho Nhà n−ớc không lấy tiền bồi th−ờng vì số đất còn lại sau này bám đ−ờng sẽ lên giá rất cao. Tuy nhiên, không phải ở đâu ng−ời dân cũng làm đ−ợc chuyện đó vì theo ông Nguyễn Bá Thanh-Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo khi có quyết định xong một dự án quy hoạch, ngay lập tức cho thông báo công khai trên báo, đài bởi nếu làm đ−ờng thì giá đất chắc chắn sẽ lên và khi đó b−ng bít thông tin, cán bộ sẽ đến gạ mua đất của dân. Sau khi mở đ−ờng, dân thấy bán hớ sẽ rất oán. Bên cạnh đó, dùng biện pháp đối thoại thì dân thông cảm hết; muốn đối thoại đ−ợc thì cũng phải minh bạch, công bằng. Đồng thời phải phát huy dân chủ, tôn trọng ý kiến của nhân dân.

Một phần của tài liệu 32 NGHIÊN CỨU, THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 36 -41 )

×