0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Các giải pháp xây dựng mô hình homestay của ngành du lịch

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ở TỈNH HẬU GIANG (Trang 78 -78 )

- Duy trì và nâng cao việc cung cấp các điểm tham quan, giải trí, lưu trú tại các khu vườn trái cây cả trong lúc thuận mùa trái cây lẫn nghịch mùa, mùa mưa lẫn mùa nắng (chẳng hạn vào mùa mưa các công ty có thể thiết kế những tour như cho du khách thử cảm giác mạnh khi đi trên những con đường quê trơn trợt, soi ếch, bắt cua sau khi tạnh mưa,…).Chất lượng du lịch còn thể hiện ở sự

phong phú của một tour chẳng hạn như tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho khách đi du lịch Home-Stay như: đạp xe đạp trên đường làng; bơi xuồng ngắm cảnh, câu cá; hái trái cây tại vườn; cùng người dân bắt cá, hái rau, đi chợ

quê, nấu ăn, làm bánh, bày cỗ; về đêm cần có các hoạt động như: bơi xuồng ngắm trăng, nhâm nhi tí rượu với các món ăn đặc sản miền quê, đi trong những khu vườn vềđêm du khách sẽđược nhìn thấy đom đóm lập loè rất đẹp, ngoài ra du khách còn có thể thử cảm giác thú vị khi bắt những con đom đóm ấy đem về

nơi nghỉđể thay cho ánh đèn; thưởng thức thơ, đờn ca tài tử do chính người dân trong vùng và du khách thể hiện.

- Các tổ chức cần chú ý tránh để sự tập trung khách một cách quá dày, tránh cùng một lúc đón quá nhiều khách du lịch tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các điểm. Do đó, các công ty du lịch địa phương cần có kế hoạch cụ

thể trong việc sắp xếp các điểm vui chơi, nghĩ ngơi của du khách.

- Cần tạo nên nhiều hoạt động vui chơi, giải trí mới, hấp dẫn hơn vào

khách quốc tế - nguồn khách chủ yếu và nguồn khách tiềm năng là khách nội địa

đến từ các tỉnh khác

- Thực đơn phục vụ khách cần có sự thay đổi thích hợp cho từng nhóm khách khác nhau, chẳng hạn như đối với khách quốc tế thì cảm thấy lạ và bị lôi cuốn bởi các món ăn truyền thống quê hương nhưng đối với khách nội địa thì các món ăn này dường như họ cũng đã quá quen thuộc. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm phải được các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụăn uống đảm bảo.

- Phương tiện vận chuyển (chủ yếu xe du lịch) cần được tu sửa và đảm bảo an toàn cho khách

- Vấn đề nhà vệ sinh tại các điểm tham quan đã có dấu hiệu xuống cấp và đôi khi xảy ra một số vấn đề như cúp nước, thiếu giấy vệ sinh, không có đèn nơi hành lang, phía ngoài nhà vệ sinh.Vì vậy, các vấn đề này cần phải được khắc phục tránh gây khó chịu đối với khách khó tính.

- Phát triển du lịch Home-Stay nhưng đồng thời quan tâm phát triển các khách sạn đạt tiêu chuẩn để phục vụ khách và để phát triển cơ sở kỹ thuật phục vụ toàn diện cho ngành du lịch

- Tuyên truyền, quảng bá về du lịch và các tour du lịch Home-Stay, xây dựng Website, thiết kế các tờ rơi, áp-phích tuyên truyền, giới thiệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng về du lịch, tổ chức các lễ hội, các chương trình du lịch nhằm khuếch trương hình ảnh, tạo sự chú ý và thu hút du khách. Hình thành, phát triển và củng cố hình ảnh văn hóa du lịch của địa phương, vừa tạo cảm giác thân thiện và an toàn, vừa thể hiện trình độ làm du lịch và khả năng

đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách.

- Việc phát triển du lịch mà nhất là loại hình du lịch Homestay sẽ sinh ra cảm giác sùng bái, bắt chước nước ngoài thậm chí vứt bỏ quan niệm đạo đức và lối sống truyền thống để bắt chước du khách, và trong trường hợp nguy hiểm hơn là du khách có thể truyền bá những điều phi văn hoá khiến cho người dân địa phương dần dần nảy sinh những biến đổi tiêu cực về tư tưởng và hành vi. Để hạn chế những trường hợp trên đây, cần phải quản lý chặc chẽ việc đưa khách về

vùng quê theo kiểu du lịch Home-Stay, quản lý chặc chẽ trong suốt thời gian khách lưu trú lại, và phải sinh hoạt tư tưởng trong nhân dân một cách thường xuyên và đúng đắn.

- Chất lượng môi trường phải được đảm bảo và nâng cao, phải luôn giữ

môi trường tự nhiên ở Hậu Giang được trong lành, phát triển các khu công nghiệp không gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh.

- Chất lượng thể hiện ở giá cả, phải xây dựng tour với mức giá hợp lý cho từng nhóm khách, phải đầu tư xây dựng mới các khu điểm du lịch đểđảm bảo mức độ thoả mãn của du khách.

- Chất lượng thể hiện ở sựđảm bảo an toàn cho du khách. Về vấn đề này

đã được các cấp chính quyền địa phương đảm bảo nhưng phải có công tác tổ

chức quản lý chặc chẽ hơn nữa để không có sự việc đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên tránh gây cho khách cảm giác bị theo dõi, bị gò bó, khó chịu trong sinh hoạt của họ. Du lịch Home-Stay là hình thức cho du khách hoà mình vào cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương.

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Với thế mạnh về các yếu tố tự nhiên như: địa hình, khí hậu, cũng như các yếu tố về văn hóa, Hậu Giang đã hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn và hiện nay loại hình du lịch này đã đóng vai trò. Chính vì vậy, trong những năm qua ngành du lịch Hậu Giang đã có nững nổ lực rất lớn nhằm từng bước phát triển du lịch một cách bài bản hoàn thiện cả về số lượng lẫn chất lượng.

Du lịch không những mang lại hiệu quả về kinh tế, mà sự phát triển đó cũng

đã đem lại hiệu quả về mặt xã hội, thể hiện qua sự tăng trưởng lực lượng lao

động tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động kinh doanh du lịch. Đã góp phần tích cực vào hiệu quả kinh tế - xã hội của tỉnh, mang lại sự cải thiện thu nhập cho tầng lớp dân cưđồng thời qua giao tiếp du lịch đã giúp cho khách du lịch quốc tế

và trong nước hiểu rõ hơn vềđất nước, con người Hậu Giang.

- Tài nguyên du lịch của tỉnh Hậu Giang tương đối phong phú, đa dạng, cho phép phát triển được các loại hình du lịch, chỉ cần đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư

kinh doanh, khai thác đúng mức sẽ tạo ra được những sản phẩm du lịch hấp dẫn và có sức cạnh tranh. Tuy nhiên, thời gian qua những tài nguyên ấy chưa được khai thác hợp lý và một số còn ở dạng tiềm năng.

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch như hệ thống các điểm du lịch, các điểm tham quan, vui chơi giải trí còn thiếu; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch qui mô còn nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong tỉnh.

- Hệ thống giao thông đường bộ cần được quan tâm nâng cấp hơn nữa, nhất là các tuyến lộđến các điểm du lịch.

- Để ngành du lịch Hậu Giang phát triển bền vững, không tụt hậu so với các tỉnh ĐBSCL thì cần phải có chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các thành phần kinh tế

tham gia đầu tư phát triển du lịch. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch. Đảm bảo an ninh-an toàn trong du lịch. Quan tâm công tác giữ gìn tôn tạo các di tích lịch sử-văn hóa, các tài nguyên nhân văn và bảo vệ môi trường sinh thái,v.v…

Tuy nhiên, có những cái chúng ta nhìn thấy, song còn rất nhiều điều mà chúng ta chưa khám phá và đánh giá nó một cách đầy đủ. Mặt khác, theo xu

hướng toàn cầu hoá hiện nay, việc đất nước ta tham gia hội nhập đem lại các doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh để khẳng định mình nhưng bên cạnh đó cũng có vô số những thách thức, đe doạ đến nền kinh tế chung của đất nước mà

đặc biệt là ngành du lịch dịch vụ. Cho nên, vấn đề khai thác nó như thế nào rất cần sự liên kết bản thân tổ chức du lịch trong vùng và như vậy vẫn chưa đủ mà còn là sự kết hợp một cách hữu cơ của nhiều ngành khác nhau mà văn hoá và du lịch là hai ngành có trách nhiệm chính là đầu mối liên kết tất cả các ngành khác.

Đó là một công việc đòi hỏi một sự hợp tác chặt chẽ vì quyền lợi của mỗi ngành, của du khách nhưng cao hơn hết là quyền lợi của đất nước.

6.2 KIẾN NGHỊ

Sản phẩm du lịch là một sự sáng tạo được xây dựng bởi tiềm năng trí tuệ và sự năng động, nhạy bén của mỗi địa phương trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm trong và ngoại nước mà phát hiện ra những lợi thế riêng của địa phương mình. Và việc tổ chức thực hiện qui hoạch là điều rất cần thiết. Để quy hoạch được thực thi có hiệu quả, cần có sự chỉđạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban chỉđạo phát triển du lịch của tỉnh, cùng với sự nỗ lực của ngành du lịch rất cần sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ban ngành chức năng của tỉnh. Từđó tạo ra những sản phẩm hết sức độc đáo có giá trị kinh tế và nghệ thuật cao nhưng vẫn mang dấu ấn của địa phương. Riêng ở tỉnh Hậu Giang theo em:

Đối với Sở du lịch Hậu Giang

- Nâng cao nguồn thu từ du lịch và tạo nhiều công ăn việc làm cho các tầng lớp nhân dân, đồng thời xã hội hóa giáo dục du lịch cũng nhằm nâng cao tính cộng đồng dân cư, tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và các giá trị nhân văn khác phục vụ nhu cầu phát triển du lịch.

- Nên mời những chuyên gia về đào tạo (chuyên gia ngành) kết hợp giảng dạy với các trường đào tạo du lịch, nhằm trang bị cho các em những kiến thức chuyên ngành cũng như vốn ngoại ngữ, đặc biệt là những ngoại ngữ vừa thiếu vừa yếu (Italia, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản...), ngay từ khi các em còn trên giảng đường.

- Để thu hút khách nước ngoại, chúng ta nên thực hiện tốt các bước đón khách như vào máy bay tốt, vận chuyển tốt, lưu trú tốt thì đương nhiên khách sẽ

có cảm tình tốt. Ngược lại, khách sẽ có ấn tượng xấu. Hơn nữa, trong cơ chế hiện nay, chúng ta phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ, nếu sau một chuyến tour, khách phàn nàn nhiều thì lần sau, chúng ta sẽ mất mối làm ăn. Và cần thấy rằng, chất lượng dịch vụ chủ yếu là do mình, chứ đừng đổ lỗi cho các yếu tố khách quan. Đó là cái để níu chân khách. Những vấn đề thuộc về hợp đồng phải thực hiện nghiêm chỉnh và thể hiện sự chân tình với khách.

Đối với Ủy ban nhân dân Tỉnh Hậu Giang

- Tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Hậu Giang phát triển.

- Có những biện pháp thực hiện nhanh chóng việc trình lên và phê duyệt sớm các dự án, công trình thi công phục vụ du lịch để không làm hạn chế việc phát triển du lịch Homestay. (Có nhiều dự án đưa ra từ rất lâu nhưng vẫn chưa thực hiện nên cần khắc phục sớm vấn đề này)

- Xem xét và sữa chữa các con đường vào các khu du lịch vì chúng đã trở

nên xấu có khả năng gây nguy hiểm cao. Bên cạnh sữa chữa đường bộ, chính quyền Hậu Giang cũng nên có chủ trương kiểm tra phương tiện giao thông đường thủy thường xuyên hơn xem có trang bị đầy đủ các vật dụng cứu hộ và kiểm tra máy móc có đảm bảo an toàn cho du khách không.

- Đầu tư, xây dựng những khu vui chơi giải trí tại các khu du lịch lớn như

Tây Đô, Tầm Vu ( vìTây Đô và Tầm Vu có thể làm nơi dừng chân thuận tiện của du khách đến các tỉnh ngoài đi trong ngắn ngày nhưng muốn được vui chơi, giải trí). Để thực hiện việc này được nhanh chóng chính quyền Hậu Giang có thể kêu gọi mọi thành phần kinh tế trong tỉnh tham gia với các ưu đãi hấp dẫn, cho họ

một số quyền lợi tại điểm du lịch tin chắc rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp muốn tham gia qua đó giúp cho du lịch Hậu Giang phát triển nhanh hơn.

- Hằng năm hay hằng quí (thậm chí hằng tháng) tổ chức kỳ thi tìm ý tưởng phát triển du lịch cho tỉnh nhà.

- Chỉ đạo việc phối hợp các cơ quan chức năng trong việc phát triển và quản lý việc phát triển du lịch.

- Hỗ trợ vốn cho các đơn vị kinh doanh du lịch có điều kiện phát triển. Quy hoạch tập trung hay đề ra và thực hiện tốt chính sách phát triển du lịch tạo

trùng lặp sản phẩm nhà vườn với các tỉnh bạn và thoát khỏi cảnh du lịch miệt vườn “chợ chiều điều hiu” .

- Nên chăng chính quyền Hậu Giang cho phép xe lôi hoạt động trở lại nhưng không phải hoạt động tự phát, không có tổ chức như trước mà Ủy ban nhân dân kết hợp với bên giao thông quy hoạch theo tổ chức, chỉđể phục vụ vận chuyển khách du lịch đến tham quan, ngắm cảnh ở Hậu Giang vì đi từđiểm này

đến điểm khác mặc dù cự ly ngắn nhưng du khách vẫn phải ngồi trên xe, mất hẳn thú vui dạo phố vừa ngắm cảnh phố phường, vừa mua sắm vừa giao tiếp với cư

dân địa phương.

- Cần giáo dục, nâng cao nhận thức để người dân sở tại hiểu được rằng họ

cũng được thu lợi (trực tiếp hay gián tiếp) từ việc tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, tránh tình trạng hoặc thờơ, hoặc làm ăn chụp giựt khiến du khách có ấn tượng không tốt. Nâng cao kiến thức của người dân trong giao tiếp, phục vụ du khách, bảo vệ môi trường du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa.

Đối với người dân bản địa

- Người dân bản địa phải có ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch cho thành phố; bảo vệ và giữ gìn môi trường tự nhiên nơi mình cư trú, như không nên vứt rác xuống sông ở các khu chợ nổi.

- Không làm tổn hại đến tài sản du lịch hay chạy theo đồng tiền mà làm mất đi bản sắc văn hóa vốn có, tạo ra những điều không hay không thật nhằm kích thích tính tò mò của khách du lịch để kiếm lợi.

- Thực hiện kinh doanh nên lấy chất lượng làm đầu. Chất lượng thể hiện ở

sản phẩm trung thực, ở giá cả hợp lý có như vậy khách du lịch mới quay lại Hậu Giang thêm nhiều lần nữa.

- Còn đối với người dân không trực tiếp kinh doanh, tuy không có lợi nhuận từ du lịch nhưng cũng có ý thức, trách nhiệm về quyền lợi của địa phương cũng như của chính mình trong việc phát triển kinh tế du lịch, mọi công chức, mọi người dân đều có ý thức về nguồn lợi mà du khách mang lại cho địa phương mình, đất nước mình, nên nếu như không trực tiếp tham gia làm du lịch, thì họ

Lun văn tt nghip

TÀI LIU THAM KHO

1. Bùi Thị Hải Yến (2006). Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản giáo dục.

2. GS.TS.Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa (2004). Giáo trình kinh tế

du lịch, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.

3. Tổng cục du lịch Việt Nam (2007). Non nước Việt Nam, Nhà xuất bản văn hóa thông tin.

4. PTS. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (1995). Giáo trình tâm lý và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh du lịch. NXB Thống kê.

5. Sở thương mại – du lịch Hậu Giang (2007). Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ở TỈNH HẬU GIANG (Trang 78 -78 )

×