0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Các di tích lịch sử văn hoá

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ở TỈNH HẬU GIANG (Trang 47 -51 )

- Đim thu hút khách du lch

Hầu hết các điểm di tích lịch sử văn hoá tại Hậu Giang đều mang một ý nghĩa lịch sử to lớn đối với địa phương và với đất nước. Có thể thấy được sựđầu tư của tỉnh đến các điểm du lịch này còn không đồng đều, một sốđiểm được đầu tư rất tốt, có cả hướng dẫn viên kể chuyện cho du khách nghe về ý nghĩa lịch sự

và xuất xứ của điểm du lịch, tạo được cho du khách sự thích thú và tăng thêm sự

hiểu biết về những di tích lịch sử của Hậu Giang nói riêng và của đất nước nói chung. Tuy nhiên, một số di tích khác chưa được đầu tư và chưa tạo được nét thu hút du khách, địa chỉ không rõ ràng trong bản đồ hướng dẫn du lịch; một số nơi khác thì rất khó khăn để du khách có thể tìm thấy, thậm chí hỏi người dân địa phương cũng không biết đến.

- Phương tin tiếp cn:

Hệ thống đường bộ dẫn đến các điểm du lịch này tương đối tốt, tuy nhiên các điểm này nằm rãi rác khắp địa bàn tỉnh Hậu Giang gây khó khăn và tốn nhiều thời gian cho du khách trong quá trình tham quan và bất lợi trong công tác thiết kế tour, liên kết tour. Hệ thống đường thuỷ nơi đây cũng thuận tiện, dù một số

tuyến điểm nằm gần thị xã nhưng đường thuỷ vẫn thuận tiện cho lưu thông. - S tin nghi:

Chúng ta có thể thấy hầu hết các điểm du lịch ở Hậu Giang chưa đảm bảo

được yếu tố này. Các dịch vụ cung cấp thực phẩm, thức uống, chưa có các viễn thông ngân hàng, các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí tại các điểm di tích lịch sử, và như vậy sẽ khó đểđáp ứng được nhu cầu khi có khách tham quan.

- Các dch v ph thuc:

Tương tựđối với hình thức du lịch sinh thái thì các dịch vụ phụ thuộc của Hậu Giang đối với các điểm du lịch di tích lịch sử văn hóa.cũng chưa được đầu tư tương thích để hỗ trợ du lịch theo hình thức này phát triển.

® Căn cứ Tỉnh Uỷ Cần Thơ (Ấp Phương Quới B, Xã Phương Bình, Phụng Hiệp) Khu căn cứ Tỉnh uỷ còn gọi là căn cứ Bà Bái, nằm ở địa phận ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Toàn bộ khu di tích được xây dựng trên khu đất rộng 6 ha, được bao bọc bởi bốn chiến hào: kênh Xáng, Lái Hiếu, kênh Cả Cường, kênh Cũ và kênh Bà Bái. Khu di tích bao gồm hội trường và nhiều lán trại, hầm tránh pháo. Ở đây đã diễn ra các hội nghị

quan trọng của Tỉnh uỷ Hậu Giang thời kháng chiến, là

điểm du lịch “Trở về chiến trường xưa” hấp dẫn.

Khu di tích bao gồm: hội trường, nơi diễn ra các cuộc hội nghị quan trọng của tỉnh ủy Cần Thơ, rộng 151m2, được làm từ các vật liệu chính là: tràm, đước, sắn và mù u... Bên trong hội trường là văn phòng làm việc của ban thường vụ và đồng chí Bí thư. Từ năm 1980, nhà này được sử dụng để trưng bày các hiện vật về di tích. Ngoài ra còn hàng chục các lán trại của các cơ quan trực thuộc, nhưng hiện nay không giữđược do vật liệu xây dựng mang tính dã chiến, nhanh bị phá hỏng.

Năm 1986, tỉnh Cần Thơ (cũ) đã trùng tu khu di tích. Toàn bộ cột của hội trường và hai hầm tránh pháo được đúc bằng bê tông cốt sắt, nhưng hình dáng, màu sắc và qui cách giống hệt như xưa.

® Địa điểm chiến thắng Chày Đạp (Ấp 4, xã Thạnh Hoà, Phụng Hiệp, Hậu Giang) ® Địa điểm thành lập Tiểu đoàn Tây Đô (Ấp Phương An, xã Phương Bình, Phụng Hiệp, Hậu Giang)

“Địa điểm thành lập tiểu đoàn Tây Đô”, đơn vị 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, tại ấp Phương An - nơi tiểu đoàn Tây Đô ra mắt vào ngày 24-6-1964. Trong những năm kháng Mỹ, tiểu đoàn đã làm nòng cốt cho LLVT địa phương tấn công bao vây đồn bót, phá ấp chiến lược, giải

phóng nông thôn..., lập nên những chiến công vang dội. Toàn khu di tích có diện tích 3.000 m2, xung quanh có trường học, vườn cây ăn trái, phía trước là tượng

đài biểu tượng chiến thắng của tiểu đoàn. Đây cũng là nơi nhân dân và thanh thiếu niên quanh vùng đến sinh hoạt, vui chơi giải trí và nghe nói chuyện truyền thống vào các ngày lễ lớn trong năm.

® Cơ quan Liên tỉnh uỷ Cần Thơ (1938-1940) (Xã Phú Hữu Châu Thành, Hậu Giang) ® Địa điểm Lưu Niệm Khởi Nghĩa Nam Kỳ (Làng Phú Hữu, xã Phú Hữu A, Châu Thành, Hậu Giang

® Di tích chiến thắng Tầm Vu (Ấp Xẻo Cao, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, Hậu Giang)

Từ Thị xã Vị Thanh đi về hướng TP.Cần Thơ theo QL 61 khoảng 40km, hay từ QL1 đi khoảng 03km sẽđến di tích lịch sử - văn hoá chiến thắng Tầm Vu thuộc xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A. Sau ngày 23-9-1945 khi quân dân Sài Gòn - Gia Định nổ súng chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu cho cuộc kháng chiến Nam Bộ, thì ngày 30-10-1945 quân dân Hậu Giang anh dũng kháng chiến chống thực dân Pháp tái chiếm Hậu Giang. Di tích lịch sử văn hoá Tầm Vu đã tô điểm vào trang sổ vàng truyền thống cách mạng chống quân xâm lược của dân tộc ta càng thêm chói lọi. Do đó, Bộ Văn hóa - Thông tin có quyết

định số 154VH/QĐ ngày 25-10-1991 công nhận địa điểm chiến thắng Tầm Vu, là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Hiện tại khu di tích đang lập quy hoạch

để kêu gọi đầu tư với quy mô diện tích khoảng 106 ha. Tại đây sẽđược xây dựng theo mô hình du lịch sinh thái với nhiều nhóm động vật quy hiếm và hệ sinh thái cây ăn trái nhiệt đới được tuyển chọn cùng với những nét văn hoá, truyền thống

độc đáo của địa phương gắn liền với chiến thắng lịch sử Tầm Vu .

® Địa điểm thành lập Uỷ ban mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam tỉnh Cần Thơ (Ấp So Đũa Lớn, xã Thạnh Xuân, Châu

Thành A, Hậu Giang)

® Đền Thờ Bác Hồ (Xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ)

Đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm do Đảng bộ

mất. Đền được trùng tu khang trang trên một khu đất rộng 1ha. Hàng năm vào các ngày 19/5 hay 2/9 đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến đây tham quan, tưởng niệm

® Khu di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch (Ấp 1, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Hậu Giang)

Long Mỹ còn có khu di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch tại xã Vĩnh Viễn

được xây dựng trên diện tích khoảng 2 ha, bao gồm nhiều công trình phục vụ du khách tham quan tìm hiểu về quá khứ oanh liệt của ông cha ta ngày trước. Bên cạnh khu di tích này hiện nay cũng đang có dự án xây dựng một khu dịch vụăn uống, giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của du khách khi đến đây tham quan.

® Bảo tàng Hậu Giang (Đường Hồ Xuân Hương, Phường 1, thị xã Vị Thanh, Hậu Giang)

® Căn cứ Thị uỷ Vị Thanh (Ấp 2, xã Vị Tân, thị xã Vị Thanh, Hậu Giang) ® Căn cứ tỉnh uỷ Cần Thơ (Vị Thanh) (Xã Hoả Tiến, thị xã Vị Thanh, Hậu Giang) ® Chiến thắng Cái Sình (Phường 7, thị

xã Vị Thanh, Hậu Giang)

Di tích chiến thắng Cái Sình thuộc ấp Mỹ II, xã Hoả Lựu, thị xã Vị Thanh. Từ

thị xã Vị Thanh đến Cái Sình khoảng 5 km, đi bằng đường bộ hay đường thủy

đều có thểđến di tích tại Vàm rạch giáp

với kênh Xáng Xà No đổ ra sông Cầu Đúc (Cái Tư).

® Khu Trù Mật Vị Thanh - Hoả Lựu (Thị xã Vị Thanh , Hậu Giang)

Ngày 12/9/1959 Mỹ - Diệm khởi công xây dựng khu trù mật, chúng huy động hơn 1 triệu ngày công để lấy 2.600.000 m2 đất san lấp mặt bằng và đắp mở rộng con

đường từ Vị Thanh - Hoả Lựu. Để ghi nhớ

những sự kiện lịch sử gắn liền với những năm tháng đấu tranh của nhân dân Hậu Giang, Bộ Văn hoá thông tin ra quyết

định số 2327/QĐ/VH, ngày 02- 8 - 1997 công nhận “khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu - di tích tội ác Mỹ Diệm tàn sát đồng bào” là di tích Quốc gia. Và mô hình của khu trù mật được xây dựng lại để giới thiệu cho du khách tham quan

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ở TỈNH HẬU GIANG (Trang 47 -51 )

×