Các yếu tố đánh giá về du lịch Hâu Giang

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang (Trang 62 - 65)

4.2.2.1 Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Về Môi Trường Tự Nhiên

3 21 25 11 0 5 10 15 20 25 30

Ít hái lòng hài lòng Khá hài lòng Rất hài lòng

Biểu đồ 6: Mức độ hài lòng của du khách về môi trường tự nhiên

Từ biểu đồ trên ta thấy, trong tổng số mẫu phân tích có đến 41,67%(25 khách) khách cảm thấy hài lòng và 18.33% (11 khách) rất hài lòng về thắng cảnh tự nhiên ở Hậu Giang, kế đến là 35% (21 khách) khách đánh giá trung bình (hài lòng), một số ít khách không hài lòng 5% (3 khách), không có khách cảm thấy rất không hài lòng. Sông nước miệt vườn là một đã đem đến cho một không khí trong lành, mát mẽ, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng của Hậu Giang thật sự đã chinh phục được du khách mới đến đây tuy nhiên đối với một số khách do đã đi hoặc cư trú tại bàn Hậu Giang có điều kiện tiếp xúc nhiều với cảnh quang và cuộc sống nơi đây nên có cách đánh giá là trung bình (hài lòng) và ít hài lòng.

4.2.2.2 Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Về An Toàn (Tính mạng,Thực Phẩm) 3 11 30 16 0 5 10 15 20 25 30 35

Ít hái lòng hài lòng Khá hài lòng Rất hài lòng

Biểu đồ 7: Mức độ hài lòng của du khách về an toàn thực phẩm và an toàn tính mạng

Trong tổng số 60 mẫu có đánh giá về sự hài lòng đối với điều kiện an ninh thì có đến 26.67% (16 khách) khách rất hài lòng, 50% (30 khách) khách thấy hài lòng, đánh giá trung bình chiếm 18.33% (11 khách) hài lòng, chỉ có 5 %(3 khách) du khách không hài lòng.

4.2.2.3 Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Về Các Hoạt Động Vui Chơi Giải trí

Dựa trên kết quả phân tích Cross-Tabulation (bảng4 phụ lục 1) về mối quan hệ giữa nhóm khách và hoạt động vui chơi giải trí tại điểm ta có kết quả

sau:

Giá trị kiểm định trong bảng Chi-Square Tests có giá trị Sig. = 0,719 >

α = 0,1 nên giữa các biến không có mối liên hệ nên kết quả phân tích là không có ý nghĩa. Vì vậy ta sử dụng phương pháp phân tích tần sốđểđánh giá mức độ hài lòng của du khách. Ít hái lòng 25% hài lòng 47% Khá hài lòng 13% Rất hài lòng 5% Không hài lòng 10%

Bảng 17: Mức độ hài lòng về hoạt động vui chơi giải trí

Nhưđã nhận xét ở trên, đa số khách không hài lòng về các hoạt động vui chơi giải trí chiếm đến 10%, đánh giá hài lòng (trung bình) chiếm tỷ lệ cao nhất 47%, có du khách rất hài lòng nhưng cũng có khách ít không hài lòng (chiếm 5% và 25% ), tỷ lệ khách khá hài lòng chỉ chiếm 13%. Tuy nhiên, tỷ lệđánh giá hài lòng (trung bình) của họ rất cao, điều này chứng tỏ các hoạt động vui chơi giải trí của Hậu Giang rất kém.

4.2.2.4 Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Về Hệ Thống Khách Sạn

Vẫn bằng phương pháp phân tích Cross-Tabulation hai biến ta có kết quả

phân tích (bảng 5phụ lục 1). Giá trị kiểm định Sig. = 0.842 > α = 0,1 cho thấy giữa hai biến không có mối liên hệ, nên ta đánh giá qua phương pháp tần số :

Ít hái lòng 11% hài lòng 63% Khá hài lòng 20% Rất hài lòng 2% Không hài lòng 4%

Biểu đồ 8: Mức độ hài lòng của du khách về khách sạn, nhà nghỉ

Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ của Hậu Giang còn khá yếu chưa có khách sạn nào đạt tiêu chuẩn cao sao, nhà nghỉ còn không tiện nghi do đó có 63% đánh giá là hài lòng (trung bình), 20% khá hài lòng, có rất ít người rất hài lòng 2,% nhưng cũng có người không hài lòng và ít hài lòng (4% và 11%). Do chưa nhiều có đầu tư thoã đáng để nâng cao cơ sở hạ tầng cho Hậu Giang cho nên khách sạn, nhà nghỉ còn nhiều yếu kém.

4.2.2.5 Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Về Cách Phục Vụ Của Nhân Viên Ít hái lòng 10% hài lòng 42% Khá hài lòng 38% Rất hài lòng 5% Không hài lòng 5%

Biểu đồ 9: Mức độ hài lòng của du khách về phục vụ của nhân viên

chỉ có 5% khách cảm thấy không hài lòng,10% ít hài lòng và 42% người hài lòng (trung bình). Mặt khác, có sự khác nhau về mức độ hài lòng giữa các loại khách, lý do bởi vì mỗi nhóm khách có cảm nhận khác nhau về nhân viên phục vụ. Cảm nhận này chủ yếu phụ thuộc vào cách ăn mặc và cách phục vụ của nhân viên.

4.2.2.6 Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Về Phương Tiện Vận Chuyển

Ôtô 27% Xe gắn máy 63% Phương tiện khác 10%

Biểu đồ 10: Mức độ hài lòng của du khách về phương tiện

Qua biểu đồ trên cho thấy, du khách đến các điểm du lịch trên địa bàn Hậu Giang chủ yếu bằng xe máy, kế đến là bằng xe ô tô và cuối cùng là bằng các phương tiện khác. Như vậy, có thể kết luận rằng, hệ thống giao thông đường bộ

hiện tại đáp ứng được khả năng tiếp cận với các điểm vườn du lịch trên địa bàn. Việc đáp ứng cho khả năng tiếp cận điểm vườn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ

chất lượng phương tiện, sự đa dạng về phương tiện và chất lượng hệ thống giao thông. Tỉnh Hậu Giang có hệ thống kênh rạch chằng chịt và hệ thống sông lớn khá thuận tiên cho việc vận chuyển đường thủy nhưng du khách đi du lịch đến các điểm vườn bằng các phương tiện thủy lại quá ít (chỉ có 6 người, chiếm tỷ lệ

10%), điều này cũng nói lên du lịch Tỉnh Hậu Giang vẫn chưa khai thác đúng tiềm năng mình đang có.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)