Tải trọng tính toán thẳng đứng do trọng lượng hàng:

Một phần của tài liệu Giáo Trình: Cơ sở tính toán chung các kết cấu kim loại máy trục potx (Trang 160 - 161)

Q = n2.QH (6.4)

với n2 – hệ số vượt tải xác định theo bảng (6.1), QH – trọng lượng định mức của hàng.

Bảng 6.1 – hệ số vượt tải n2 Sức nâng của cần trục, Tấn Chế độ làm việc của cần trục. Đến 1,5 1,5 ÷ 5 > 5 Nhẹ 1,25 1,15 1,1 Trung bình 1,35 1,25 1,2 d) Tải trọng động quán tính:

Tải trọng quán tính sinh ra khi tăng hoặc giảm tốc độ trong thời gian hạ hàng hoặc phanh các cơ cấu, cũng như do sự va đập và va chạm lớn ở chỗ nối ray hoặc trong cơ cấu truyền động do khe hở của các cặp lắp ghép tăng lên vì mài mòn trong quá trình làm việc. Các tải trọng này gây ra các bộ phận của cần trục ứng suất biến đổi trong một giới hạn rộng và thường vượt quá trị số ứng suất sinh ra do trọng lượng của hàng. Vì vậy khi tính toán cần trục tháp xây dựng, người ta không áp dụng phương pháp thông thường là xét đến đặc điểm động lực của tải trọng thẳng đứng bằng cách nhân tải trọng tĩnh với hệ số động. Khi tính toán cần trục tháp ở trạng thái làm việc người ta đề cập trực tiếp đến tải trọng quán tính sinh ra trong thời gian nâng hoặc hạ hàng Po và khi quay cần trục có mang hàng Pq (xem hình 6.4). Tải trọng quán tính Pqt tác dụng tại điểm tính toán bằng:

Pqt = m.γ (6.5)

ở đây, m – khối lượng từng phần của cần trục quy về điểm tính toán;

γ – gia tốc dài tính toán tại điểm này.

Để đơn giản tính toán, người ta quy đổi khối lượng của từng phần riêng biệt về một hoặc 2 điểm.

Ta xác định 3 loại tải trọng quán tính sau đây:

*) Tải trọng quán tính khi nâng hoặc hạ hàng xuất hiện do sự dao động của khối lượng cần trục và hàng, gồm:

– Tải trọng nằm ngang do các phần dao động của cần trục mà khối lượng của chúng được qui đổi về đuôi cần m1 (hình 6.4a, b).

– Tải trọng thẳng đứng do các phần dao động của cần trục qui đổi về đầu cần m2 và do hàng cùng với móc câu m3 (hình 6.4a, b).

Trị số của khối lượng qui đổi xác định theo công thức: m1 = Σm.k

Ở đây, m =

g

G' – là khối lượng của phần qui đổi về điểm tính toán; k – là hệ số qui đổi.

*) Tải trọng quán tính khi quay cần trục có hàng xuất hiện khi tác dụng không cân bằng của khối lượng hàng, cần, đối trọng trong thời gian tăng tốc và hãm cơ cấu quay.

Để đơn giản tính toán khối lượng phân bố của cần ta thay thế bằng một khối lượng qui đổi đặt ở đầu cần (hình 6.4.c, d), trong đó trị số của khối lượng qui đổi tính theo công thức: m1 =

Σm.k; mà hệ số k xác định từ công thức:

Hình 6.4 Sơ đồ xác định tải trọng động quán tính

Một phần của tài liệu Giáo Trình: Cơ sở tính toán chung các kết cấu kim loại máy trục potx (Trang 160 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)