gồm có:
Gc – Trọng lượng bản thân chân đế (thường chiếm 20% ÷ 30% trọng
lượng toàn bộ cần trục); Pg – Tải trọng gió tác dụng lên chân đế.
3) Đặc điểm tính toán chân đế: đế:
1 – Các lực tác dụng lên chân đế cân bằng với các phản lực ở chân đỡ; 2 – Các phản lực ở chân trong mặt phẳng thẳng đứng do Mđ và N gây ra; 3 – Các phản lực ở chân trong mặt phẳng nằm ngang do H gây ra:
+ Thành phần dọc đường ray – các phản lực này đặt vào các bánh hãm;
+ Thành phần vuông góc với đường ray – các phản lực này phân bố cho 4 chân.
4 – Phản lực ở chân
do Mn gây ra: đặt vào 2 chân nằm trên cùng một đường chéo của các chân và có phương cắt ngang đường ray;
5 – Lực xô ngang ở chân đế:
Do chân đế là một kết cấu dạng cổng, vì vậy tác dụng của các lực lên kết cấu khung cổng sẽ gây lực xô ngang. Lực xô ngang gây bởi trọng lượng bản thân của cần trục sẽ bị triệt tiêu khi di chuyển chân đế trong quá trình lắp ráp và chạy thử lần đầu nên khổ đường ray của chân đế cần phải chế tạo theo tiêu chuẩn biến dạng của chân dưới tác dụng của trọng lượng cần trục. Dung sai xây dựng khổ đường ray cần trục chân đế lấy bằng ±5mm.
Hình 4.20 – Chân đế kết cấu hộp:
1 – Phần đỉnh ; 2 – Chân; 3&4 – Các mặt bích; 5 – Thanh giằng; 6 – Ray vòng; 7 – Bánh răng hay vành chốt; 8 – Các tấm mặt bích.
Hình 4.19 – Tải trọng từ phần quay tác dụng lên chân đế
Trị số tính toán lớn nhất của lực xô ngang có thể tìm được từ trọng lượng hàng đặt dọc theo trục quay của cần trục và các tải trọng tác dụng lên chân đế sinh ra bởi mômen hàng theo phương thẳng đứng Mđ khi cần nằm dọc theo đường ray.
Trong trường hợp cần trục không di chuyển, cần có thể quay 180o thì các tải trọng thẳng đứng tác dụng lên một bên chân đế gây ra bởi mômen tổng có thể thay đổi làm cho lực xô ngang tăng lên. Ở những cần trục không di chuyển thực tế lực xô ngang có thể giảm xuống tới trị số 0. Các cấu kiện của chân đế được giảm tải khi có lực xô ngang tác dụng, do đó khi tính chân đế ta không cần để ý đến lực xô ngang.