Chân đế của cần trục chân đế quay tựa trên mâm là một kết cấu không gian gồm có 4 chân nối với nhau phía trên bởi đỉnh vòng và ở bên dưới bởi thanh giằng. Góc quay của cần để tính chân ứng với góc quay gây ra áp lực lớn nhất lên chân.
Hình 4.26 – Một số kiểu chân đế: a – chân đế có 4 chân, 2 chân trên đường chéo nằm trên mặt phẳng; b – chân đế có 2 chân; c, d – chân đế kiểu khung – tháp; e – chân đế có 4 chân, 2 chân A, B nằm trên 1 mặt phẳng, 2 chân C, D nằm trên 1 mặt phẳng khác; g – Chân đế có 3 chân.
Chân được xem là 1 dầm ngàm cứng ở đỉnh, chịu nén và uốn ở 2 mặt phẳng thẳng đứng và nằm ngang do các phản lực tựa gây ra. Các tải trọng truyền từ phần quay lên chân đế được xác định bao gồm mômen đứng Mđ, mômen nằm ngang Mn, lực thẳng đứng N, lực nằm ngang H.
Do trị số lực xô ngang có thể giảm xuống trị số 0, mặt khác so với các tải trọng do phản lực thẳng đứng gây ra thì nó sẽ làm giảm tải cho kết cấu chân đế, cho nên trong trường hợp này lực xô ngang không phải tính đến. Do tính toán thiên về phía nguy hiểm nên có thể không tính đến sự giảm tải do ảnh hưởng của nội lực trong thanh giằng (dưới chân các chân đỡ).
Sơ đồ tính của đỉnh vòng với 4 gối tựa kép được thay bằng các dầm hình hộp chữ nhật có tiết diện cắt ngang không đổi trên chiều dài. Tiết diện được chọn tương ứng là tiết diện nhỏ nhất ở giữa khẩu độ. Việc nghiên cứu cho thấy rằng:
1 – Phần hình hộp của dầm khi làm việc còn chịu ảnh hưởng của dầm vòng một thành (phần gờ) chìa ra, ảnh hưởng này có thể bỏ qua.
2 – Khả năng chịu tải của chân đế được xác định bởi khả năng chịu lực của đỉnh vòng; mà khả năng chịu lực của đỉnh vòng được quyết định bởi ổn định cục bộ của các phần tử (chi tiết) dạng tấm mỏng.
Hình 4.27 – Thiết bị đỡ quay của cần trục chân đế kiểu mâm quay. a – Thiết bị đỡ quay dùng con lăn hình côn; b – Thiết bị đỡ quay dùng con lăn hình trụ; c – Kết cấu thiết bị đỡ quay: 1- Đai ốc phía trên; 2 – Trục trung tâm; 3 – Thân; 4 – Sàn quay; 5 –Ống trung tâm ; …
Chân đế của cần trục chân đế quay tựa trên mâm quay có kết cấu dàn và tấm (hình 4.12; 4.13), được tính bằng cách phân ra thành những hệ phẳng.
Lưu ý: kết cấu như hình 4.25 a – nên chọn khung tính toán là 2 chân trên đường chéo AD hoặc CB; còn kết cấu như hình 4.25 e – nên chọn khung tính toán là 2 chân không nằm trên đường chéo là A–B hoặc C–D.