1– Định nghĩa.

Một phần của tài liệu Giáo Trình: Cơ sở tính toán chung các kết cấu kim loại máy trục potx (Trang 156 - 157)

5) Nội lực trong các thanh biên cần 3 mặt dàn:

6.1. 1– Định nghĩa.

Loại cần trục có cần mà cần được lắp ở phần trên của cột cao gọi là cần trục tháp.

Cần trục tháp xây dựng là những cần trục tự di chuyển hoặc không di chuyển được đặt trên mặt đất hoặc trên sườn các tòa nhà xây dựng; các cần trục tháp này có thể tự nâng lên cao cùng với công trình trong xây dựng phổ biến nhất là các cần trục tháp chạy trên đường ray. Các thông số cơ bản của cần trục tháp xây dựng loại di động có sức cẩu từ 0,5 ÷ 25 tấn cho trong các sổ tay cần trục.

6.1.2 – Phân loại.

Cần trục tháp nói chung thường có 2 loại:

a) Cần trục có tháp quay: (hình 6.1)

Loại này cần được quay cùng với cột, còn cột (thường gọi là tháp) thì nối cứng với bệ quay. Bệ quay này đặt trên khung di chuyển nhờ ổ đỡ cần và thiết bị quay. Tất cả các cơ cấu và đối trọng của cần trục được bố trí cân bằng trên bệ quay.

b) Cần trục có tháp không quay: (hình

6.2).

Loại này cần có công son đối trọng bắt với kết cấu hình nón – phễu; phễu này tựa trượt trên phần bất động phía trên của tháp và có thể quay tương đối so với trục thẳng đứng của nó.

Ưu điểm cơ bản của cần trục tháp so với các loại cần trục có cần khác là có thể đặt và di động dễ dàng gần với vị trí làm việc khi xây dựng trên cao, nhờ kết cấu của cần trục tháp kiểu chữ T. Mặt khác với kết cấu kiểu chữ T cần trục tháp rất thuận lợi khi lắp ráp các công trình kiểu hình hộp. Do vậy cần trục tháp được dùng rộng rãi trong các công trình xây dựng nhà cửa, trong công nghiệp thủy công cũng như trong ngành đóng tàu.

Các thông số cơ bản của cần trục có cần nói chung và cần trục tháp

Hình 6.1. – Cần trục tháp kiểu tháp quay, có cần nằm ngang thay đổi tầm với nhờ xe con mang hàng.

nói riêng, bao gồm : tầm với của cần R; chiều cao nâng hàng H, sức nâng Q và mômen hàng M = Q.R.

Các trị số R, H, Q nhận được phụ thuộc vào điều kiện làm việc của cần trục và trọng lượng hàng hoặc của cấu kiện lắp ghép. Momen hàng M = Q.R là thông số chủ yếu của cần trục bởi vì đó là thông số cơ bản để xác định các kích thước và loại tiết diện các bộ phận của cần trục. Người ta dùng trị số M làm đại lượng đặc trưng cho cần trục tháp. Thí dụ: cần trục có sức nâng Q = 5 tấn khi tầm với R = 20m thì M = 100T.m và người ta ký hiệu cần trục tháp có M = 100T.m là KБ – 100. Để giảm bớt số lượng cần trục sản xuất ra, người ta thống nhất quy chuẩn 8 loại kích

thước cơ bản và 4 loại biến thể của nó khi thiết kế cần trục tháp.

Chiều cao nâng của cần trục tháp xây dựng đạt tới 100m, còn mômen hàng M của một vài loại nặng dùng trong công nghiệp đạt tới 1400T.m. Có một số cần trục loại nặng, thực hiện điều khiển từ xa bằng vô tuyến điện, sử dụng để tự động hóa việc vận chuyển vật liệu hoặc các cấu kiện xây dựng từ kho bãi đến công trình lắp ghép.

Bên cạnh hai loại trên còn có cần trục tháp tự nâng được xếp vào nhóm riêng (tr.306).[12].

Cần trục tháp còn rất nhiều cách phân loại khác nữa, xem hình (6.3a) và hình (6.3b).

§6.2 – TẢI TRỌNG TÍNH TOÁN VAØ TỔ HỢP CỦA CHÚNG.

Khi tính toán cần trục tháp người ta thường tính theo trạng thái giới hạn về độ bền và tính ổn định của chúng, và không tính đến độ bền mỏi bởi vì cần trục tháp thường làm việc ở chế độ nhẹ và trung bình.

Một phần của tài liệu Giáo Trình: Cơ sở tính toán chung các kết cấu kim loại máy trục potx (Trang 156 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)