5.1.4.Các thông số cơ bản của cần trục tự hành (xem hình 5.3).

Một phần của tài liệu Giáo Trình: Cơ sở tính toán chung các kết cấu kim loại máy trục potx (Trang 138 - 139)

Trên các cần trục quay tự hành, cần là phần chịu lực chính của kết cấu kim loại. Các cần

trục quay tự hành được sử dụng phổ biến trong công tác xếp dỡ hàng hoá ở cảng, lắp ráp và xây dựng .

– Các thông số cơ bản của cần trục có cần gồm có:

+ Sức nâng: Q (Tấn) + Tầm với của cần : R (m)

+ Chiều cao nâng hàng: H (m)

Mối tương quan giữa các thông số Q, R, H Được biểu diễn dưới dạng 1 biểu đồ (đường cong) gọi là biểu đồ sức nâng và được cho trong lý lịch của cần trục khi thiết kế chế tạo.

Để nâng cao năng lực tối đa của cần trục, sử dụng sức nâng lớn nhất, ở các cần trục ô tô và cần trục bánh lốp người ta lắp thêm các chân chống phụ để đảm bảo ổn định cho cần trục. Ví dụ trên hình vẽ (5.3) là biểu đồ sức nâng của cần trục:

– Các thông số về tốc độ của các cơ cấu:

+Tốc độ nâng hạ hàng :Vn(m/s).

+Tốc độ quay :n (vòng/phút).

+Tốc độ trung bình thay đổi tầm với :Vtb

tv (m/s):

Hình 5.3 – Cần trục MKA – 10M với biểu đồ sức nâng. a - biểu đồ sức nâng của cần trục khi không hạ

chân chống; b - biểu đồ sức nâng của cần trục khi hạ chân chống. Các đường nét liền là quan hệ sức nâng và tầm với Q(R); Các đường nét đứt là quan hệ chiều cao nâng và tầm với H(R).

Là tốc độ tính trung bình khi cần trục thay đổi tầm với từ vị trí tầm với lớn nhất Rmax về vị trí tầm với nhỏ nhất Rmin. tv tb tv t R R V max − min = (m/s) (5.1)

ttv :thời gian thay đổi tầm với của cần

Tốc di chuyển của cần trục tự hành: Vdc (m/s).

§5.2 – KẾT CẤU THÉP CẦN

5.2.1 – Giới thiệu chung về kết cấu thép cần

Tuỳ thuộc vào công dụng và chủng loại cần trục và điều kiện làm việc mà kết cấu thép của hệ cần có hình dạng khác nhau.

– Theo kết cấu đường trục hình học của cần có: cần thẳng; cần gãy khúc, cần cong. Cần có đường trục gấp khúc có ưu điểm: khả năng nâng các mã hàng cồng kềnh ở tầm với nhỏ hoặc ở chiều cao nâng hàng lớn; nhưng có nhược điểm: do có sự tác động ở lực ngang ở đầu cần nên khi chịu lực, kết cấu thép cần ngoài chịu lực uốn ngang còn chịu xoắn.

– Theo phương thức chế tạo kết cấu thép cần: cần có kết cấu dàn, cần có kết cấu dầm, cần có kết cấu khung.

+ Cần có kết khung (hình 5.1) gồm hai nhánh thanh tiết diện chữ [, I hoặc thép tấm dập

định hình liên kết với nhau bởi các thanh giằng (hình 5.1h) hoặc các bản giằng (hình 5.1i).

+ Cần có kết cấu dầm: thường kết cấu dầm tổ hợp 2 thành (dầm hộp) hoặc dầm có tiết diện tròn (kết cấu ống) kết cấu dầm hộp hiện được sử dụng rất phổ biến trên các cần trục có kết cấu cần kiểu lồng (telescopic), gồm nhiều đoạn cần lồng vào nhau.

+ Cần có kết cấu dàn: kết cấu thép là một dàn không gian được hợp thành bởi ba dàn

phẳng (cần 3 mặt dàn ) hoặc từ 4 dàn phẳng (cần 4 mặt dàn).

+ Kết cấu hệ thanh bụng của dàn thường dùng: hệ thanh bụng tam giác hoặc hệ thanh bụng hình thoi.

Trên các cần trục quay – tự hành thường gặp là loại cần sử dụng thiết bị giữ cần là cáp

treo cần.

Phần dưới của cần gọi là đuôi cần được liên kết với bàn máy bởi khớp bản lề.

Phần trên của cần gọi là đầu cần được treo bởi cáp nâng cần: cáp nâng cần thông qua hệ thống puli treo và puli chuyển hướng (lắp trên giá chữ A) đi vào trong của tời nâng cần, thay đổi tầm với của cần nhờ cáp nâng cần.

Hình dáng và kích thước của cần phụ thuộc vào công dụng, liên kết tựa, sức nâng của cần trục và cả chiều dài của cần. Nó có kết cấu theo quan điểm cần có độ bền đều, phù hợp với đặc điểm và tình hình chịu lực của cần.

Kết cấu thép của cần thẳng kết cấu dàn, giữ cần bằng cáp treo cần ở đầu cần, thay đổi

tầm với bằng cáp nâng cần thường có hình dạng sau:

Một phần của tài liệu Giáo Trình: Cơ sở tính toán chung các kết cấu kim loại máy trục potx (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)