Hình 6.2 – Cần trục tháp kiểu tháp không quay có cần nằm ngang thay đổi tầm với nhờ xe con mang hàng.
Tải trọng này xác định theo hình vẽ kết cấu, xuất phát từ việc so sánh với các kết cấu tương tự đã có, cũng có thể xác định gần đúng theo các công thức kinh nghiệm hoặc bằng đồ thị
Hình 6.3.a – Phân loại cần trục tháp, (tr.6).[22].
a – theo hình thức kết cấu cần; b – theo hình thức kết cấu tháp; c – theo phương pháp cân bằng trọng lượng hệ cần; d – theo phương pháp gá đặt cần trục; e – theo kiểu thiết bị di chuyển; g – tổ hợp cần lượng hệ cần; d – theo phương pháp gá đặt cần trục; e – theo kiểu thiết bị di chuyển; g – tổ hợp cần trục.
(đồ thị quan hệ giữa trọng lượng bản thân với sức nâng Q). Một số công thức kinh nghiệm xác định trọng lượng bản thân cần trục:
Trọng lượng của cần trục khi không có vật dằn (balát):
– Đối với cần trục cột có độ cao trung bình khi H = (1 ÷ 1,5)R và M = Q.R = 350T.m thì có thể lấy:
G = (0,7 ÷ 1,3)Q.R (Tấn) (6.1)
– Đối với cần trục cột kiểu ống xếp chồng lên nhau, khi H = 2R và M = Q.R = (14 ÷ 150) T.m thì có thể lấy:
G = (0,8 ÷ 3,6)Q.R (Tấn) (6.2)
Trong 2 công thức trên, trị số lớn ứng với cần trục có mômen hàng nhỏ. Nếu cần trục có xe con nâng hàng di động trên cần thì trọng lượng bản thân của nó sẽ tăng thêm 15%.
Trọng lượng của kết cấu thép tính theo % trọng lượng toàn bộ cần trục tùy theo loại kết cấu:
– Cần trục có cột quay : (55 ÷ 60) %,
– Cần trục có cột không quay : (60 ÷ 65) %,
– Cần trục cột kiểu ống xếp hoặc là quay ở phía dưới : (70 ÷ 80 )%.
Trong đó trọng lượng bản thân của cần tính theo đơn vị chiều dài đối với loại có sức nâng Q từ (3 ÷ 15) Tấn là (0,2 ÷ 0,4) T/m.