Phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp điện (Trang 63 - 67)

- Về chương trình phát triển lưới điện phân phối: Nhu cầu xây dựng 300.000 km đường dây trung thế và hạ thế; 200.000 MVA dung lượng các trạm biến áp phụ tải.

1.3.1. Phân tích ma trận SWOT

Để xây dựng được chiến lược cạnh tranh cụ thể, trước tiên ta cần phân tích nội bộ tổ chức và môi trường của Xí nghiệp để lập và phân tích ma trận SWOT. Có thể thể thấy rằng các yếu tố về môi trường kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Xây lắp điện. Nhằm giúp cho việc phân tích hoạt động sản xuất của Xí nghiệp Xây lắp điện trong những năm qua và dự đoán được khả năng thực tế của Xí nghiệp để xây dựng mục tiêu chiến lược cạnh tranh cho Xí nghiệp Xây lắp điện cho những năm tiếp theo tôi sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia (phương pháp Delfi) kết hợp với những nghiên cứu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. Tôi chọn nhóm chuyên gia bao gồm các đối tượng có thời gian công tác lâu năm, nắm vị trí chủ chốt trong Xí nghiệp với 3 mẫu biểu trưng cầu ý kiến (xem phụ lục ):

- Phiếu thăm dò vòng 1: Thăm dò cá nhân về phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Xây lắp điện.

- Phiếu thăm dò vòng 2: Xin ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Xây lắp điện sau đó tổng hợp ý kiến từng nhân tố.

- Phiếu thăm dò vòng 3: Xin ý kiến đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Xây lắp điện bằng cách cho điểm.

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia tập hợp được các ý kiến của những người hiểu biết kỹ càng từng lĩnh vực hoạt động sản xuất của Xí nghiệp nên khá chính xác, nội dung các vấn đề tham khảo ý kiến chuyên gia được trình bày trong bảng 13:

Bảng 15: Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp

1. Các điều kiện kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến tương lai hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Xây lắp điện? Cụ thể về:

a. Tăng trưởng kinh tế các năm qua và sắp tới ảnh hưởng như thế nào? b. Tăng trưởng của các ngành công nghiệp ảnh hưởng như thế nào?

c. Giá cả vật tư, nguyên nhiên vật liệu tăng ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp?

2. Sự tiến bộ trong công nghệ ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành xây lắp điện?

3. Điều kiện chính trị, pháp luật, chính sách ảnh hưởng gì tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành xây lắp điện?

4. Các đối thủ cạnh tranh và đánh giá sức mạnh của từng đối thủ.

5. Nhà cung cấp nào gây sức ép cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh?

6. Khách hàng nào là mối đe doạ trong tương lai?

7. Chính sách của Nhà nước về hoạt động doanh nghiệp về hệ thống luật pháp hiện hành ảnh hưởng gì tới hoạt động của Xí nghiệp?

Qua các bước thực hiện tôi nhận thấy sự nhất trí của các câu trả lời lần thứ 3 tới 80%.

Dựa vào các câu trả lời tôi lập bảng ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như bảng 14 và bảng 15: Danh mục các cơ hội và nguy cơ, các bảng này là căn cứ phân tích SWOT của những phần tiếp theo.

. 1. Yếu tố kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định: Tốt

- Nhà nước giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư sản phẩm mới.

- Tạo điều kiện cho vay vốn đối với các doanh nghiệp Nhà nước

1. Đối thủ cạnh tranh

- Các đối thủ cạnh tranh tư nhân, liên doanh mới hội nhập

- Sẽ có thêm đối thủ cạnh tranh mói khi đầu tư sản xuất sản phẩm mới.

2. Yếu tố chính trị, pháp luật - Chính trị, xã hội ổn định - Có sự hỗ trợ của Chính phủ

- Xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế tăng lên: Khó khăn cạnh tranh xuất hiện

- Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện bình đẳng cho các doanh nghiệp.

2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

- Các đối thủ cạnh tranh vẫn duy trì và phát triển

- Hình thức cạnh tranh ngày càng phong phú

3. Yếu tố công nghệ

- Sự phát triển của khoa học công nghệ: Tốt

- Có nhiều máy móc thiết bị thế hệ mới ra đời giúp cho việc xây lắp các công trình được thuận lợi

3. Khách hàng

- Khách hàng truyền thống thuận lợi - Khách hàng mới còn nhỏ, phân tán và không ổn định

4. Yếu tố xã hội

- Nguồn lao động lớn, chất lượng lao động có xu hướng tăng: Tốt

- Nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao

4. Mối đe doạ của nhà cung cấp

- Nhà cung cấp xa, phân tán không thuận lợi

- Giá cả cung cấp không ổn định

- Sản phẩm của nhà cung cấp chưa được kiểm tra toàn diện: Không thuận lợi

5. Yếu tố tự nhiên - áp lực môi trường

5. Sản phẩm thay thế

- Vị trí địa lý thuận lợi

Bảng 17: Danh mục các cơ hội và nguy cơ

Cơ hội Nguy cơ

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định 2. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp nói chung

3. Nhà nước giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư sản phẩm mới.

4. Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn 5. Vị trí địa lý thuận lợi

6. Nguồn lao động lớn, chất lượng lao động có xu hướng tăng

7. Nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn 8. Chính trị, xã hội ổn định

9. Sự hỗ trợ của Chính phủ tăng lên 10. Hội nhập quốc tế có xu hướng phát triển

11. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện

1. Sự phát triển về khoa học kỹ thuật thách thức doanh nghiệp có thiết bị lạc hậu

2. Công nghệ mới ra đời đòi hỏi đầu tư vốn, tăng tài sản cố định.

3. Có nhiều công ty nhỏ lẻ ra đời

4. Nguồn khách hàng truyền thống, khách hàng mới còn nhỏ, phân tán và không ổn định.

5. Nhà cung cấp không kịp thời do ở xa, phân tán

6. Giá cả cung cấp không ổn định, có xu hướng tăng

Với các phân tích trên, tôi thành lập bảng 18 đánh giá các yếu tố nội bộ

Bảng 18 : Đánh giá các yếu tố nội bộ

Yếu tố nội bộ Đánh giá

1. Quy mô, cơ cấu

2. Lao động: Nhiều lao động có kinh nghiệm, tay nghề cao

3. Công nghệ, thiết bị 4. Vốn và tín dụng

5. Trình độ quản lý kỹ thuật

- Trung bình khá

- Nguồn lao động dồi dào, chất lượng có xu hướng tăng

-Trung bình khá

- Thiếu vốn, khả năng huy động vốn thấp - Có kinh nghiệm trong quản lý tuy nhiên cán bộ giỏi về kỹ thuật thị trường còn thiếu

6. Sản phẩm

7. Quảng cáo, tiếp thị 8. Nghiên cứu

chất lượng sản phẩm chưa thực sự ổn định

- Sản phẩm ít quảng cáo, hoạt động thị trường còn hạn chế.

- Chưa có những nghiên cứu có giá trị

Từ bảng 18 tôi phân loại các điểm mạnh, điểm yếu như bảng 19

Bảng 19: Danh mục các điểm mạnh, điểm yếu

Những điểm mạnh Những điểm yếu

1. Đội ngũ lao động có kinh nghiệm 2. Sản phẩm có uy tín trên thị trường 3. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy tổ chức xây lắp ổn định.

4. Có truyền thống và bề dày kinh nghiệm trong công tác xây lắp.

5. Có đủ khả năng phát triển và cạnh tranh

1. Thông tin quản lý thị trường còn hạn chế

2. Vẫn còn lao động có trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu.

3. Thiếu vốn đầu tư.

4. Trang thiết bị còn lạc hậu, chưa thích ứng kịp thời với công nghệ mới

5. Chất lượng hàng hoá chưa thực sự đồng đều

Kết hợp phân tích môi trường và phân tích nội bộ trên, tôi lập ma trận SWOT và đề xuất chiến lược cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện 1.

Ma trận SWOT

Những cơ hội ( O )

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp điện (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w