2.3.2.2. Những nhân tố bên trong
a. Nguồn nhân lực và tổ chức quản lý doanh nghiệp
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Xây lắp, trình độ tay nghề, kinh nghiệm của người lao động liên quan đến việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể, nó tác động đến tiến độ, biện pháp thi công và chất lượng công trình.
Với tổng số lao động của Xí nghiệp là 435 người trong đó:
Lao động gián tiếp: 127 người chiếm 29,2% bao gồm Đại học và trên Đại học chiếm 22,5%; trung cấp, cao đẳng chiếm 6,7%. Lực lượng này hầu hết được đào tạo chính quy với tuổi đời trung bình là 37 tuổi.
Lao động trực tiếp: 308 người chiếm 70,8% ( thợ bậc ≤ 3 chiếm 41,5%, thợ bậc > 3 chiếm 29,3%). Do yêu cầu và tính chát công việc nên hầu hết số lao động tuyển chọn vào Xí nghiệp đã được đào tạo qua các trường công nhân kỹ thuật, chủ yếu tại Trường công nhân kỹ thuật của Công ty. Hiện nay Xí nghiệp có đội ngũ thợ bậc cao lãnh nghề, có nhiều kinh nghiệm đủ khả năng triển khai và thực hiện tốt những công việc đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên , với nhiều dự án thi công tại những địa bàn phức tạp, thiết bị máy móc không thể tập kết đến công trường, phải sử dụng nhiều nhân công, Xí nghiệp thường phải thuê lao động nông nhàn tại địa phương nơi có dự án thi công. Điều này có tính hai mặt:
- Mặt lợi: Giảm được chi phí chuyển quân, chuyển máy, chi phí lán trại, giá thuê nhân công thấp, các thủ tục hành chính (tạm trú…) đơn giản bởi chính họ là người bản xứ. hành chính (tạm trú…) đơn giản bởi chính họ là người bản xứ.
- Mặt bất lợi: Do không được qua các trường lớp đào tạo, trình độ tay nghề của đội ngũ lao động này thấp, tính chủ động trong công việc không cao và ý thức tổ chức kỷ luật kém làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình, tiến tính chủ động trong công việc không cao và ý thức tổ chức kỷ luật kém làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình, tiến độ thi công, tổn hại đến uy tín của Tổng Công ty.
b. Tài chính
Năng lực tài chính ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết đoán về kỹ thuật, khả năng tự chủ về tài chính, sách lược cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên trên thực tế, tình hình tài chính của Xí nghiệp không được khả quan cụ thể do nguồn vốn lưu động hạn chế, mỗi khi cần tiền để tập trung vào sản xuất (những công trình yêu cầu thời gian hoàn thành và vốn đầu tư lớn).
c. Máy móc thiết bị, công nghệ thi công
Do đặc tính của sản phẩm cũng như quá trình sản xuất sản phẩm quy định, khả năng về trang thiết bị công nghệ là nhân tố tin cậy cho việc thực hiện những giải pháp kỹ thuật để tham gia vào đấu thầu. Nếu như các điều kiện về kỹ thuật cuỉa công trình không được thảo mãn, chủ đầu tư sẽ không đánh giá được tiêu chuẩn khác dẫn đến sự thất bại trong đấu thầu. Trên thực tế, do nguồn vồn hạn hẹp nên Xí nghiệp chưa có điều kiện đầu tư vào việc mua sắm trang thiết bị mới phục vụ sản xuất, hầu hết các thiết bị máy móc đều đã cũ và lạc hậu nên các đơn vị trực tiếp sản xuất đều phải đi thuê từ các công ty khác.
Hoạt động quảng cáo về danh tiếng của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo ra uy tín đối với chủ đầu tư về các mặt kinh nghiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, năng lực của doanh nghiệp ( con người, tài chính, thiết bị…)
Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp xây lắp và Xí nghiệp xây lắp điện chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động này. Việc quảng cáo danh tiếng của Xí nghiệp chỉ đơn thuần qua hồ sơ năng lực để tham gia dự thầu chứ không mang tính chiến lược mặc dù danh tiếng của Xí nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác được xếp vào hạng cao thể hiện qua những ưu thế về năng lực đã phân tích ở phần trên.
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp Điện lắp Điện
Trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, thị trường xây lắp tại Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng được đánh gía là mảnh đất khá màu mỡ cho các nhà đầu tư. Đó là lý do để các doanh nghiệp cho dù không chuyên về lĩnh vực Xây lắp điện tập trung mở rộng ngành nghề và thâm nhập vào thị trường này.
Ngoài các đơn vị xây lắp trực thuộc Tổng Công ty lớn như: Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA), Tổng Công ty xây dựng Sông Đà, Tổng Công ty cơ khí xây dựng (KOMA)… các đơn vị xây lắp trực thuộc Điện lực Tỉnh, Thành phố còn có các Công ty cổ phần xây lắp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác đã làm cho cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở lên gay gắt.
Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới, dần dần các doanh nghiệp xây lắp trong nước sẽ không còn giữ vai trò độc quyền nữa. Do đó để có thể đảm bảo giành thắng lợi trong cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải đặc biệt quan tâm nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình. Vì các công ty xây lắp địa phương có thị phần không đáng kể trong thị trường chung nên chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu cụ thể hai đối thủ cạnh tranh điển hình là Công ty lắp máy và xây dựng số 10 và Công ty cổ phần xây lắp điện và viễn thông.
2.3.3.1. Công ty lắp máy và xây dựng số 10
Công ty lắp máy và xây dựng số 10 là 1 Công ty trực thuộc Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA) được thành lập theo quyết định số 004A BXD-TCLĐ ngày 27/01/1993 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là:
- Xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến áp, lắp ráp thiết bị máy móc cho các công trình.
- Trang trí nội thất
- Sản xuất phụ tùng cấu kiện kim loại cho xây dựng
- Sản xuất vật liệu xây dựng, gạch lát, tấm lợp, đá ốp lát, đất đèn, ôxy, que hàn…
- Kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng.
Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty đã tham gia xây dựng khoảng 30 công trình xây lắp điện lớn nhỏ có giá trị hợp đồng từ 1 tỷ đến 500 tỷ trong đó có các công trình có ý nghĩa cả về kinh tế lẫn chính trị như: Công trình lắp đặt tuyến cáp ngầm 220kV và toàn bộ hệ thống điện Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Công trình đường dây 500kV Bắc Nam…
Bảng 8: Báo cáo tình hình tài chính từ 2001-2003
(Đơn vị: 1000 đồng) TT Tên tài sản 2001 2002 2003 1 Tổng tài sản có 91.710.402 91.173.035 97.097.631 2 Tài sản có lưu động 71.201.992 71.732.257 75.684.631 3 Tài sản nợ lưu động 61.352.869 59.648.647 65.752.682 4 Giá trị sản lượng 123.238.000 132.549.000 136.149.000 5 Lợi nhuận trước thuế 1.817.758 1.911.130 1.508.000
6 Lợi nhuận sau thuế 1.363.318 1.299.568 1.025.440
7 Doanh thu xây lắp 78.016.359 97.820.938 105.127.2448 Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu 1.75% 1.33% 0.97% 8 Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu 1.75% 1.33% 0.97% 9 Tỷ suất lợi nhuận so với vốn CSH 1,48% 1,42% 1,05%
10 Hệ số vay nợ 0,67% 0,65% 0,67%
Nhận xét:
* Mặc dù sản lượng và doanh thu của Công ty hàng năm đều tăng mạnh nhưng tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu và tỷ suất lợi nhuận so với vốn CSH lại giảm mạnh qua các năm chứng tỏ hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp chưa tốt.
* Tình hình tài chính của Công ty khá ổn định.
Công ty cổ phần xây lắp điện và viễn thông được thành lập từ Xí nghiệp Xây lắp điện thuộc Công ty Điện lực Hà Nội theo quyết định số 203/2003/QĐ-BCN ngày 01/12/2003 của Bộ Công nghiệp và được cấp giấy phép kinh doanh số 0103004176 ngày 15/4/2004 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh chính:
- Xây lắp đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 110kV. - Xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng quy mô vừa và nhỏ. - Sửa chữa máy biến áp và thiết bị điện
- Sản xuất, gia công, chế tạo cơ khí và thiết bị điện.
Với gần 200 CBCNV và các phương tiện thi công đặc chủng, chuyên ngành, Công ty đã thi công hầu hết các trạm biến áp và các đường cáp ngầm trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, Công ty còn thi công các công trình lớn trên lưới điện từ ≤ 10kV cho đến 35kV, 110kV…
Bảng 9: Báo cáo tình hình tài chính từ 2001-2003
(Đơn vị: 1000 đồng)
TT Tên tài sản 2001 2002 2003
1 Tổng tài sản có 27.084.178 43.789.592 67.039.962
2 Tài sản có lưu động 25.693.576 42.688.419 65.832.290
3 Tổng tài sản nợ 8.691.715 15.073.524 7.650.885
4 Lợi nhuận sau thuế 27.260 172.682 76.250
5 Doanh thu xây lắp 26.933.649 25.935.416 26.716.6716 Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu 0.1% 0.66% 0.28% 6 Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu 0.1% 0.66% 0.28% 7 Tỷ suất lợi nhuận so với vốn CSH 0,1% 0,39% 0,11%
8 Hệ số vay nợ 0,32% 0,34% 0,12%
Nhận xét:
* Giá trị tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu và tỷ suất lợi nhuận so với vốn CSH của Công ty không ổn định và đều bị giảm khá nhiều qua hàng năm.
* Khả năng tự chủ về tài chính thấp.
Sau khi đã phân tích cụ thể hai đối thủ cạnh tranh chủ yếu, ta có thể tổng kết các điểm mạnh và điểm yếu của họ trong bảng dưới đây:
Bảng 10: Tổng kết khả năng cạnh tranh của các đối thủ
TT ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
1 Công ty lắp máy và xây dựng số 10
- Kinh doanh trên nhiều ngành nghề và lĩnh vực có khả năng bổ sung và hỗ trợ cho nhau.
- Nhiều kinh nghiệm trong đấu thầu xây lắp các công trình lớn, có uy tín trên thị trường xây lắp.
- Máy móc, thiết bị hiện đại thích ứng với việc thi công các công trình
- Được sự hỗ trợ của các công ty thành viên và Tổng Công ty lắp máy VN
-Do kinh doanh đa ngành nên chuyên môn về từng lĩnh vực không sâu. - Hệ thống tổ chức tài chính phức tạp. 2 Công ty cổ phần xây lắp điện và viễn thông - Cơ chế hoạt động mềm dẻo, linh hoạt do đó dễ tham gia tham gia nhiều công trình nhỏ.
- Quy mô tổ chức gọn nhẹ. - Có kinh nghiệm trong việc thi công các công trình trạm biến áp và cáp ngầm. - Ít có uy tín trên thị trường các tỉnh. - Năng lực tài chính thấp - Ít có khả năng trong việc thi công các công trình đòi hỏi công nghệ cao và vốn lớn.