Đa dạng hoá liên kết 4 Liên doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp điện (Trang 29 - 32)

4. Liên doanh

Sự tăng trưởng chậm chạp của thị trường

a.3. Giai đoạn 3: Giai đoạn quyết định

Vị trí cạnh tranh yếu Vị trí cạnh tranh mạnh

Các công cụ kỹ thuật của giai đoạn kết hợp đã hình thành cho ta các chiến lược khả thi có thể lựa chọn. Giai đoạn này là giai đoạn chọn lựa những CLKD mang tính khả thi nhất trong nhóm chiến lược thay thế. Công cụ kỹ thuật trong giai đoạn này là ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng ( Quantitative Strategic Planing Matric-QSPM ). Công cụ này giúp cho cách nhìn khách quan các chiến lược thay thế nào là tốt nhất. Ma trận QSPM sử dụng các thông tin từ việc xây dựng các ma trận trong hai giai đoạn trước. Việc xây dựng ma trận QSPM được tiến hành theo các bước sau:

Hình 8: MA TRẬN QSPM

CÁC CHIẾN LƯỢC CÓ THỂ LỰA CHỌNCÁC YẾU TỐ CÁC YẾU TỐ

CHÍNH

Phân loại

Chiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược 3 Chiến lược 4

AS TAS AS TAS AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên trong - Quản trị - Marketing - Tài chính/ kế toán - Sản xuất/ thực hiện - Nghiên cứu và phát triển - Các hệ thống thông tin Các yếu tố bên ngoài - Kinh tế - Chính trị/pháp luật/ Chính phủ - Xã hội/Văn hoá/ dân số - Công nghệ/ Kỹ thuật - Cạnh tranh

Bước 1: Liệt kê các cơ hội/ đe doạ lớn bên ngoài và các điểm mạnh/ yếu quan

trọng bên trong vào cột trái của ma trận QSPM ( thông tin này nên được lấy trực tiếp từ các ma trận IFE, EFE ). Ma trận nên bao gồm tối thiểu 10 yếu tố thành công quan trọng bên ngoài và 10 yếu tố thành công quan trọng bên trong.

Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên

ngoài với thang điểm từ 1 đến 4 ỏ cột phân loại. Đối với các yếu tố bên trong (yếu nhất =1, tương đối yếu = 2, tương đối mạnh =3, mạnh nhất = 4 ) và đối với các yếu tố bên ngoài ( Hành động phản ứng của Công ty còn nghèo nàn = 1, hành động phản ứng của công ty là trung bình = 2, hành động phản ứng của công ty trên mức trung bình = 3, hành động phản ứng của công ty rất tốt =4 )

Bước 3: Nghiên cứu các ma trận kết hợp đã thực hiện ở giai đoạn 2 và xác

định các chiến lược có thể thay thế hình thành các nhóm, mà tổ chức nên xem xét để thực hiện. Sau đó ghi nhóm các chiến lược này lên hàng đầu tiên của ma trận QSPM.

Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn đó là giá trị biểu thị bằng số tính hấp dẫn

tương đối của mỗi chiến lược trong nhóm chiến lược có thể thay thế nào đó. Số điểm hấp dẫn được xác định bằng cách xem xét mỗi yếu tố bên trong, bên ngoài ( đã kê ở cột đầu tiên ) từng cái một và đặt câu hỏi “ có phải yếu tố này ảnh hưởng đến sự chọn lựa các chiến lược đã được đánh giá?” Nếu câu trả lời là có phải thì ta sẽ xác định số điểm hấp dẫn tương đối của yếu tố đó đối với mỗi chiến lược so với chiến lược khác. Số điểm được phân theo thang điểm từ 1 đến 4 (không hấp dẫn = 1, có hấp dẫn đôi chút = 2, khá hấp dẫn = 3 và rất hấp dẫn = 4). Có được điểm số của từng yếu tố ta điền vào cột AS. Nếu câu trả lời là không tức là các yếu tố này không ảnh hưởng tới việc lựa chọn chiến lược thì ta bỏ trống không điền điểm vào cột AS.

Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn Tổng số điểm hấp dẫn là kết quả của việc

nhân số điểm phân loại ( bước 2- cột phân loại ) với số điểm hấp dẫn ( bước 4- cột AS ) và sau đó điền vào cột TAS. Tổng số điểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn ( chỉ xét đến yếu tố dang khảo sát )

Bước 6: Cộng các điểm hấp dẫn tức là cộng các điểm tổng đã tính trên cột

TAS. Việc tiến hành bước cộng tổng các số điểm hấp dẫn nhằm xác định chiến lược nào là hấp dẫn nhất trong mỗi nhóm chiến lược có khả năng thay thế.

Tóm lại: Các công cụ kỹ thuật và các phương pháp đã nêu trên là rất cần thiết cho việc phục vụ tiến trình hoạt động hình thành và đánh giá các chiến lược khả thi, hỗ trợ cho việc chọn lựa và ra các quyết định CLKD trong các doanh nghiệp. Tuy

nhiên do tính chất của môi trường phức tạp và đầy biến động nên trong quá trình thu nhập thông tin, thực hiện các phương pháp dự báo, chọn lựa các cơ hội, nguy cơ chính, đánh giá tiềm năng nội bộ doanh nghiệp. Lựa chọn các chiến lược khả thi và cuối cùng là việc ra quyết định đều khó có thể đạt được tính chính xác tuyệt đối, nhiều giai đoạn phải sử dụng các phán đoán trực giác và dựa trên cơ sở kinh nghiệm của các chuyên gia. Vì vậy khi tiến hành thực hiện các công cụ kỹ thuật này đòi hỏi tính kiên nhẫn, tính trách nhiệm, tính sắc xảo và quyết đoán cao cộng với điều kiện tổ chức hợp lý, phương tiện hiện đại và những chi phí cần thiết.

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp điện (Trang 29 - 32)