0
Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

GIỚI THIỆU CHUNG

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN (Trang 35 -39 )

2.1. Tình hình hoạt động và tổ chức của ngành Xây lắp điện

Thực hiện quyết định số 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập các Tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp xây lắp điện được tổ chức trong Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

Đến năm 1998, theo Chỉ thị số 12/CT-TTg về tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Công nghiệp quyết định thành lập Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam bao gồm các thành viên là các doanh nghiệp xây lắp điện chuyển từ Tổng công ty Điện lực, doanh nghiệp xây lắp hoá chất chuyển từ Tổng công ty Hoá chất… Nhiệm vụ chính của Tổng công ty là: xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng và dân dụng, xây dựng các công trình hạ tầng như đê dập, sân bay, hải cảng, các khu đô thị và công nghiệp...xây dựng các công trình điện, hệ thống kiểm tra đo, đếm, viễn thông ( bao gồm: các nhà máy phát điện, đường dây và trạm biến áp tới 500KV, các hệ thống truyền tải và phân phối, các hệ thống, thiết bị kiểm tra, các công trính và hệ thống thông tin, viễn thông...)

Tổ chức sản xuất ở các Công ty xây lắp điện theo mô hình: dưới công ty, ngoài văn phòng công ty là các đơn vị trực thuộc như:

+ Có Công ty thành lập Xí nghiệp trực thuộc ( các Xí nghiệp này có con dấu, có Ban giám đốc Xí nghiệp và các phòng ban giúp việc ), dưới Xí nghiệp là các đội và các tổ sản xuất. Loại công ty này thường thể hiện chế độ khoán gọn công trình như Công ty xây lắp điện 3.

+ Có Công ty thành lập các đơn vị xây lắp trực thuộc ( còn gọi là tổng đội), dưới đội là các tổ xây lắp. Loại này thường thực hiện khoán theo quỹ lương, còn công ty sẽ cung cấp toàn bộ máy móc, vật tư và quản lý lãi lỗ như Công ty xây lắp điện 2.

+ Có Công ty tổ chức kết hợp cả hai mô hình trên tức là có Xí nghiệp ( có con dấu, Ban Giám đốc và bộ máy phòng ban giúp việc ) dưới các Xí nghiệp có các đội

xây lắp và các đội xây lắp trực thuộc Công ty. Tổ chức kiểu mô hình này có các Công ty xây lắp điện 1 và Công ty xây lắp điện 4.

Do đặc điểm địa điểm phát sinh chi phí sản xuất ở nhiều nơi khác nhau, cách tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý từng loại chi phí sản xuất cũng như các nội dung khác của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng khác nhau.

2.2. Đặc điểm sản phẩm xây lắp điện

Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của các doanh nghiệp xây lắp điện chịu tác động rất lớn bởi đặc điểm sản phẩm và tổ chức hoạt động sản xuất của doanh nghiệp xây lắp điện. Vì vậy, để có thể tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, việc đầu tiên cần phải làm là tìm hiểu đặc điểm sản phẩm và tổ chức sản xuất.

Xây lắp điện cũng là một bộ phận của ngành xây lắp nên đặc điểm sản phẩm cũng có những điểm chung với sản phẩm của ngành xây lắp, đó là:

- Sản phẩm xây lắp không phải sản xuất hàng loạt như các sản phẩm khác mà có tính chất đơn chiếc. Mỗi sản phẩm là công trình, hạng mục công trình ( có năng lực sản xuất riêng biệt ) được xây lắp theo thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công và giá dự toán riêng biệt theo từng hợp đồng giao nhận thầu xây lắp của bên giao thầu. Có những công trình bề ngoài có hình khối kiến trúc tương tự giống nhau nhưng về thiết kế kỹ thuật, kết cấu công trình, tổ chức và biện pháp thi công, chi phí đầu tư và xây dựng lại hoàn toàn khác nhau.

- Sản phẩm xây lắp không thuộc đối tượng lưu thông mà được đặt tại một địa điểm cố định, nơi sản xuất đồng thời là nơi tiêu thụ sản phẩm. Tuy sản phẩm cố định tại một địa điểm nhưng công cụ lao động, đối tượng lao động và lực lượng lao động trong xây lắp mang tính chất lưu động rất cao. Do vậy, việc tổ chức công tác kế toán có tính chất phức tạp và không ổn định.

- Sản phẩm xây dựng được sản xuất “ ngoài trời ”, chịu ảnh hưởng lớn về thời tiết, về môi trường văn hoá, xã hội tại nơi thi công xây lắp công trình. Việc tổ chức bảo quản vật tư, thiết bị, tổ chức lao động phải phù hợp với từng điều kiện và địa điểm xây lắp công trình nhất là chu kỳ xây lắp của từng sản phẩm thường rất dài, có những công trình thi công kéo dài nhiều năm như công trình đường dây tải điện 500KW Bắc - Nam, công trình thuỷ điện Yaly, thuỷ điện Thác Bà...Những đặc điểm này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp xây lắp phải có những biện pháp để khắc phục thời tiết xấu, đảm bảo thi công liên tục, rút ngắn chu kỳ xây lắp.

- Sản phẩm xây lắp có thời gian sử dụng lâu dài và giá trị lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp trong quá trình xây lắp phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng

nguyên vật liệu và chất lượng công trình để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tuổi thọ công trình. Trong điều kiện chi phí sản xuất cho sản phẩm xây lắp rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại nguyên vật liệu, sử dung nhiều loại máy móc thiết bị thi công, sử dụng nhiều loại thợ theo những trình độ nghề nghiệp khác nhau, việc đảm bảo chất lượng và tuổi thọ công trình dòi hỏi doanh nghiệp xây lắp phải hình thành được một quy trình kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, phù hợp.

Bên cạnh những đặc điểm chung nêu trên, sản phẩm xây lắp điện còn có những đặc điểm riêng như sau:

- Địa điểm xây lắp không tập trung tại một điểm và kéo dài trên nhiều địa bàn khác nhau. Trừ xây lắp trạm và nhà máy điện còn xây lắp hệ thống đường dây tải điện có đặc điểm là trải dài do đó quá trình thi công một công trình sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như địa lý ( địa hình thay đổi từ đồng bằng đến miền núi, trung du, hải đảo...), dân cư, canh tác ( do các móng cột thường được đặt tại các ruộng nên thi công chịu ảnh hưởng của mùa vụ), khí hậu, văn hoá...

- Khối lượng thi công phân tán nhưng giá trị xây lắp thấp do đó nếu quản lý chi phí sản xuất không tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các móng cột thường được thiết kế đặt tại đồng ruộng hay núi rừng...Do vị trí thi công không thuận lợi nên việc áp dụng máy móc thiết bị vào thi công (đào móng, kéo dây...) rất khó khăn, ảnh hưởng tới việc nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp xây lắp điện.

Những đặc điểm trên đây có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp nhất là việc hoạch định chiến lược kinh doanh.

Trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp xây lắp điện chuyển từ xây lắp các công trình điện theo đơn đặt hàng sang thực hiện đấu thầu nhằm lựa chọn doanh nghiệp có đủ năng lực cả về chuyên môn lẫn cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện thi công các công trình xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, khi xây dựng đơn giá dự toán, các cơ quan Nhà nước thường không tính đến các đặc điểm riêng có của sản phẩm xây lắp điện. Việc tính toán định mức đơn giá dự toán chỉ được dựa trên định mức nguyên vật liệu do chế độ Nhà nước quy định cho ngành xây lắp nói chung với mức giá địa phương. Trong khi đó, sản phẩm xây dựng điện do thi công phân tán, trải dài trên nhiều địa bàn nên lượng vật liệu hao hụt, chi phí đền bù...phát sinh ngoài định mức là điều không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, để có thể thắng thầu, các đơn vị đã phải cắt giảm triệt để chi phí chung trong dự toán nên khi phát sinh khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí khác (như đền bù hoa màu, chi phí bảo vệ...) ngoài định mức thì

doanh nghiệp hoặc bù đắp từ nguồn lợi nhuận của mình dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ, hoặc tính các chi phí này vào giá trị công trình thì cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình thi công.

2.3. Những thành tựu của ngành xây lắp

Từ sau năm 1954, đất nước ta giành độc lập từ thực dân Pháp, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã tiếp quản từ chế độ cũ hệ thống điện mỏng manh gồm một vài nhà máy điện trong đó chủ yếu là nhà máy nhiệt điện, điện điezen với công suất thấp do thực dân Pháp xây dựng nhằm phục vụ cho tiêu dùng của bộ máy cai trị. Song song với việc phát triển kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã tích cực phát triển hệ thống mạng lưới các nhà máy điện và hệ thống đường dây phân phối điện. Đặc biệt từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 4 (1976 ), Nghị quyết Đại hội đã khẳng định: “ Năng lượng phát triển trước một bước” thì nhu cầu phát triển hệ thống năng lượng phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước ngày càng lớn mạnh. Nghị quyết Đại hội đã chỉ ra ngành điện phải phát triển trước một bước để phát triển kinh tế mà mũi nhọn là phát triển nguồn phát điện, hệ thống tải điện, lưới điện tiêu thụ.

Từ khi thành lập đến nay, các doanh nghiệp xây lắp điện đã không ngừng phát triển cả về trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất kỹ thuật và đã góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước.

Các doanh nghiệp xây lắp điện góp phần quan trọng trong việc xây dựng, phát triển hệ thống nhà máy phát điện, hệ thống mạng lưới truyền tải điện phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Kể từ khi thành lập cho đến nay, các doanh nghiệp xây lắp điện đã thi công hàng loạt nhà máy điện lớn, nhỏ như: Nhà máy thuỷ điện Đrây H’linh, Nhà máy thuỷ điện Sông Pha, Kỳ Sơn...Các nhà máy nhiệt điện như: Lạng Sơn, Uông Bí, Yên Phụ, Quy Nhơn, Đồng Hới...Các công trình đường dây và trạm biến áp từ 35KW đến 500KW trên toàn lãnh thổ Việt Nam như: đường dây tải điện 500KW Bắc- Nam. đường dây 220 KW Đồng Mỏ-Lạng Sơn,...

Bảng 1: Sản lượng ngành Xây lắp điện qua 5 năm từ 1999-2003

( Đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 1. Sản lượng SX 935.930 981.163 752.579 852.234 896.785 2. Lợi nhuận 28.529 12.860 14.327 15.101 15.972 3. Nộp NS 29.595 28.453 22.116 24.006 24.635 4. Vốn NN 299.845 289.545 295.460 301.236 386.134 5. Tổng tài sản 1.732.164 1.826.326 1.985.221 2.183.250 2.462.784

6. Lao động 7.957 7.360 7.210 7.150 7.054

( Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam năm 1998,1999, 2000, 2001, 2002, 2003. Báo cáo tổng kết của Tổng công ty Xây dựng và Công nghiệp Việt Nam năm 1998, 1999, 2000, 2001, 2003)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN (Trang 35 -39 )

×