Nhĩm giải pháp về năng lực tài chính tiến hành cổ phần hố

Một phần của tài liệu 60 Xây dựng chiến lược cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2015 (Trang 67 - 74)

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIA

3.3.1. Nhĩm giải pháp về năng lực tài chính tiến hành cổ phần hố

Việc cổ phần hố ngân hàng sẽ giúp BIDV đạt mục tiêu tăng vốn điều lệ, nâng cao tỷ lệ an tồn vốn, nâng cao chất lượng tài sản cĩ, nâng cao mức sinh lời của ngân hàng, và sẽ tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Mặc dù BIDV chưa được phê duyệt đề án cổ phần hố, nhưng theo đề án cổ phần hố hai NHTMQD đầu tiên là VCB và MHB thì sau khi cổ phần hố vốn Nhà nước vẫn giữ tỷ lệ tối thiểu 51% tổng vốn điều lệ. Nếu BIDV cũng được cổ phần hố theo hướng Nhà nước giữ 51% vốn điều lệ, theo ý kiến của chúng tơi, đĩ là một bất lợi lớn cho BIDV, vì những lý do chính sau:

- Một là, làm hạn chế quy mơ vốn của BIDV sau khi cổ phần hố. Nhà nước giữ 51% tổng vốn điều lệ nghĩa là BIDV chỉ được huy động thêm 49% cịn lại tại thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu ra cơng chúng. Sau đĩ, BIDV sẽ khơng thể tăng vốn khi ngân sách khơng bổ sung phần vốn Nhà nước. Hiện nay quy mơ vốn hoạt động của một ngân hàng hạng trung bình trên thế giới vào khoảng 1 tỷ USD trở lên. Nghĩa là để cĩ quy mơ cạnh tranh được, BIDV phải đạt quy mơ vốn ít nhất 16.000 tỷ đồng, sau cổ phần hố. Với mức vốn hiện tại, nếu Nhà nước nắm giữ 51%, BIDV chỉ huy động thêm tối đa 5.940 tỷ đồng, tổng vốn điều lệ đạt 12.122 tỷ đồng, vẫn cịn là một mức vốn thấp so với mục tiêu trở thành ngân hàng tương đương với các ngân hàng trong khu vực Đơng Nam Á.

- Hai là, sẽ làm chậm việc giải quyết nợ xấu, làm chậm quá trình làm sạch bảng cân đối kế tốn trước cổ phần hố. Bởi vì, nếu Nhà nước vẫn giữ 51%, nghĩa là Nhà nước phải cĩ trách nhiệm đầu tiên trong việc giải quyết nợ xấu, bao gồm cả nợ xấu vay thương mại cũng như nợ xấu vay theo kế hoạch Nhà nước trước đây, trong khi ngân sách cĩ hạn, tiến độ giải ngân vốn ngân sách thường rất chậm, điều này làm nản lịng các nhà đầu tư bên ngồi. Hơn nữa, nếu tồn bộ nợ xấu đều dùng ngân sách để giải quyết, với số dư nợ xấu đánh giá

theo chuẩn mực kế tốn quốc tế thời điểm 31/12/2005 là 23.844 tỷ đồng, khơng một khoản ngân sách nào cĩ thể chịu đựng được, và khơng thể loại trừ khả năng sau khi giải quyết nợ xấu vốn điều lệ của BIDV sẽ thấp hơn hiện nay vì nợ xấu làm giảm vốn Nhà nước và phần huy động từ bên ngồi lại được neo ở mức cố định là 49% tổng vốn điều lệ.

- Ba là, khi Nhà nước nắm giữ số cổ phần khống chế và cĩ quyền chỉ định các vị trí điều hành then chốt, các vấn đề nhân sự, cơ chế hoạt động… như vậy về cơ bản sẽ chỉ là “bình mới rượu cũ”, hiệu quả hoạt động sẽ thấp, khơng được sự hưởng ứng của cổ đơng vì họ khơng cĩ tiếng nĩi cĩ trọng lượng và mong muốn cũng khơng được đáp ứng.

Vì thế chúng tơi đề xuất, phương án cổ phần hố BIDV là khơng khống chế tỷ lệ Nhà nước nắm giữ cổ phiếu. Sẽ xác định giá trị của BIDV theo đúng giá trị thực. Tổ chức đấu giá cơng khai, minh bạch cho mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi tham gia. Sau đĩ, sẽ niêm yết trên thị trường chứng khốn trong nước. Nhà nước vẫn cĩ thể nắm quyền kiểm sốt BIDV nếu thực hiện quyền mua lại các cổ phiếu đã niêm yết trên thị trường với mức giá thị trường thơng qua một cơng ty đầu tư của Nhà nước (mơ hình gần giống như tập đồn Temasek của Singapore).

Những giải pháp chúng tơi đề xuất sau đây dựa trên tiêu chí cĩ thể thực thi, cĩ thể đem lại lợi ích cho BIDV cũng như khơng làm thiệt hại vốn Nhà nước. Ơû đây, chúng tơi khơng xem xét đến chủ trương của Nhà nước cùng những hạn chế về những quy định, ràng buộc của luật pháp hiện hành. Bởi vì, chủ trương, luật pháp cũng do chính chúng ta tạo nên. Nếu một giải pháp mang lại lợi ích tốt nhất thì việc áp dụng một cơ chế đặc thù hay tạo hành lang pháp luật thơng thống hơn là điều hồn tồn cĩ thể làm được.

Tiến trình cổ phần hố BIDV chúng tơi đề xuất sẽ thực hiện qua các giai đoạn sau:

3.3.1.1. Giai đoạn xử lý nợ xấu bằng nội lực: quỹ dự phịng rủi ro, xử lý tài sản đảm bảo nợ vay, bán nợ, chuyển nợ cho Cơng ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng – Bộ Tài chính (DATC)

BIDV đã thực hiện kiểm tốn quốc tế trong 3 năm qua, vì thế cĩ thể khẳng định, số dư nợ xấu mà kiểm tốn quốc tế đã xác định là tương đối chính xác. Vấn đề đặt ra ở đây khơng phải xác định xem số dư nợ xấu đĩ chính xác đến đâu mà là sẽ giải quyết nĩ như thế nào. Trong trường hợp khách hàng trả được các khoản nợ xấu thì đây sẽ trở thành một khoản thu nhập bất thường của BIDV trong tương lai, điều này chỉ làm tăng thêm năng lực tài chính của BIDV.

Để xử lý nợ xấu, theo chúng tơi cần xác định những khoản nợ xấu đĩ là nợ vay thương mại hay nợ vay chỉ định, nợ cho vay đầu tư phát triển theo các chương trình của chính phủ.

¾ Đối với các khoản nợ xấu vay thương mại:

Sử dụng quỹ dự phịng và xử lý các tài sản đảm bảo nợ vay là nguồn chủ lực xử lý các khoản nợ xấu vay thương mại.

Việc xử lý tài sản đảm bảo nợ vay đối với những tài sản cĩ giá trị cịn lại lớn, cĩ thể cịn sử dụng được lâu dài, giải quyết theo hai hướng chính:

- Doanh nghiệp trực tiếp bán tài sản, BIDV sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm đối tác mua lại tài sản với mức giá mua cĩ lợi nhất để thu hồi nợ.

- Doanh nghiệp thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản cho Cơng ty cho thuê tài chính của BIDV để cho thuê tài chính những tài sản này để tận thu nợ.

Đối với các khoản nợ vay thương mại của các DNNN mà tài sản đảm bảo nợ vay đã xuống cấp, khĩ cĩ khả năng xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. BIDV sẽ bán khoản nợ vay cho Cơng ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Bộ Tài chính (DATC) để thu lại một phần tiền đã cho vay một cách nhanh chĩng.

Chúng tơi cần giải thích thêm lý do BIDV khơng giao cho Cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản của BIDV (BAMC) giải quyết các khoản nợ xấu. Bởi vì,

BAMC là đơn vị trực thuộc BIDV, BAMC lỗ cũng như BIDV lỗ. Những khoản nợ đã chuyển sang BAMC đều thuộc loại rất “xương xẩu”, chỉ để hợp thức hố việc chuyển nợ xấu ra ngoại bảng. Do đĩ, chúng tơi nghĩ các cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản cần hoạt động độc lập với ngân hàng, cĩ thể của Nhà nước hoặc của tư nhân để tạo nên một thị trường mua bán nợ đúng nghĩa.

¾ Đối với các khoản nợ xấu vay chỉ định, vay kế hoạch Nhà nước: BIDV sẽ thoả thuận bán nợ, chuyển nợ cho Cơng ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng – Bộ tài chính, Quỹ hỗ trợ phát triển( )17, Ngân hàng chính sách để tiếp tục theo dõi, xử lý theo thẩm quyền đối với các khoản nợ xấu vay theo chỉ định, các khoản nợ xấu vay theo kế hoạch Nhà nước.

3.3.1.2. Giai đoạn huy động vốn để giải quyết nợ xấu

Sau khi đã phân loại nợ xấu và sử dụng nội lực để giải quyết nợ xấu, nhưng vẫn chưa giải quyết hết, phần nợ xấu cịn lại sẽ được giải quyết theo hai hướng sau:

- Đối với nợ xấu vay thương mại: đây được xem như phần vốn gĩp huy động từ cổ đơng bên ngồi. Nếu những cổ đơng bên ngồi tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của BIDV trong tương lai, cùng sự minh bạch về tình hình tài chính sẽ gĩp vốn để BIDV giải quyết nợ xấu. Họ sẽ là những cổ đơng chiến lược của BIDV. Cổ phần của các cổ đơng này được xem như cổ phần của các cổ đơng sáng lập, sẽ được hưởng những quyền lợi ưu đãi nhất sau khi BIDV hồn tất cổ phần hố, ví dụ như được quyền mua cổ phiếu phát hành lần đầu với mức giá bằng 80% so với giá đấu thầu cơng khai bình quân trên thị trường trong phiên đấu giá cổ phiếu đầu tiên. Tuy nhiên, để ổn định nguồn vốn, cần cĩ ràng buộc rằng những khoản gĩp vốn trong giai đoạn này sẽ khơng được phép chuyển nhượng trong thời gian tối thiểu 5 năm đầu tiên. Đây là một cam kết bắt buộc để tránh tình trạng đầu cơ và cũng để BIDV tìm được những nhà đầu tư đúng nghĩa.

Đối với nợ xấu vay chỉ định, vay theo kế hoạch Nhà nước sẽ xem như vốn Nhà nước bị giảm nếu chính phủ khơng bổ sung vốn ngân sách cho ngân hàng. Để vẫn đảm bảo khơng làm mất vốn Nhà nước, phần vốn Nhà nước phải bổ sung sẽ được xem như một dạng trái phiếu chính phủ thời hạn 5 năm. Trong thời gian 5 năm, nếu ngân sách khơng thể giải quyết được, và quỹ dự phịng của BIDV cũng chưa giải quyết hết, BIDV sẽ huy động vốn gĩp bên ngồi để bổ sung. Việc chuyển đổi các khoản nợ thành trái phiếu chính phủ thời hạn 5 năm sẽ làm lành mạnh hố bảng cân đối kế tốn ngân hàng ngay lập tức và cũng khơng làm mất vốn Nhà nước trong thời gian 5 năm sau.

3.3.1.3. Giai đoạn xác định giá trị ngân hàng

Sau khi đã giải quyết hết nợ xấu, bảng cân đối kế tốn ngân hàng đã được lành mạnh, việc xác định giá trị hữu hình của ngân hàng sẽ được tiến hành dễ dàng hơn. Theo các quy định hiện hành, giá trị doanh nghiệp được xác định dựa trên giá trị sổ sách tại thời điểm định giá. Phần khĩ khăn nhất cần phải xác định là các khoản nợ xấu đã được giải quyết, phần đối chiếu cơng nợ cũng được thực hiện hàng năm khi kiểm tốn. Nhìn chung, việc xác định giá trị hữu hình của ngân hàng khơng khác mấy so với các doanh nghiệp khác. Vì quy mơ lớn hơn nên việc kiểm kê, xác minh, đối chiếu sẽ mất nhiều thời gian, cơng sức hơn.

Vấn đề khác biệt lớn nhất và khĩ khăn nhất chính là giá trị vơ hình của ngân hàng. Do việc xác định giá trị vơ hình của ngân hàng chưa cĩ tiền lệ, tổ chức định giá của Việt Nam cũng chưa cĩ kinh nghiệm làm việc này, nên việc xác định giá trị vơ hình cần phải thuê tư vấn quốc tế. Hiện nay, hai NHTMQD được phép cổ phần hố đầu tiên là VCB và MHB đều thuê các tổ chức tư vấn quốc tế để xác định giá trị doanh nghiệp nhưng chưa thống nhất được giá trị doanh nghiệp. Vì chủ trương Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối nên Chính phủ muốn hai ngân hàng này phải chọn lựa thế nào để xác định giá trị doanh nghiệp khơng làm thất thốt tài sản nhà nước, cịn các ngân hàng quan tâm tới

việc tư vấn xác định đúng thương hiệu của họ và giúp họ phát triển hậu cổ phần hố. Ngồi ra, cũng chính yêu cầu Nhà nước luơn phải nắm giữ 51% vốn điều lệ mà cĩ những điểm phía Việt Nam yêu cầu các tổ chức tư vấn quốc tế giải quyết khơng theo thơng lệ quốc tế, nhà tư vấn khơng biết phải “giải” thế nào. Xuất phát từ thực tế vướng mắc của hai ngân hàng tiên phong, như chúng tơi đã trình bày ở các phần trên, khi tiến hành cổ phần hố BIDV, Nhà nước cĩ thể nắm quyền chi phối nhưng khơng phải ở mức cố định là 51% vốn điều lệ. Như vậy, việc xác định giá trị doanh nghiệp của BIDV sẽ tránh được các khĩ khăn mà các ngân hàng trước đã mắc phải. BIDV sẽ thực hiện các bước sau:

- Tổ chức họp báo, thơng báo báo chí, đăng tải trên các phương tiện thơng tin đại chúng cũng như gửi thư mời trực tiếp đến các tổ chức tư vấn quốc tế cĩ uy tín tham gia quá trình định giá BIDV.

- Thơng qua đấu thầu cơng khai để lựa chọn tổ chức tư vấn quốc tế sẽ thực hiện định giá BIDV. Để tránh tiêu cực trong việc chọn thầu, BIDV sẽ tổ chức lấy ý kiến của các cán bộ nhân viên đang cơng tác tại BIDV làm kết quả tham khảo. Thành viên ban chọn thầu sẽ là ban lãnh đạo BIDV, giám đốc tất cả các chi nhánh trong tồn hệ thống BIDV, đại diện NHNN, đại diện Bộ tài chính, và đại diện Chính phủ. Việc chọn thầu sẽ thơng qua bỏ phiếu kín.

- Kết quả đấu thầu cần phải được cơng khai. Vấn đề này sẽ giúp BIDV tạo được uy tín trên thị trường tài chính trong nước cũng như quốc tế. Trong con mắt của các tổ chức tài chính quốc tế, chỉ số minh bạch ở Việt Nam luơn ở mức thấp, đặc biệt là ở khối các NHTMQD. Việc cơng khai kết quả đấu thầu cho thấy thiện chí của ban lãnh đạo BIDV trong nỗ lực cải thiện tình hình tài chính, thiện chí muốn hợp tác, và giữ uy tín với các nhà đầu tư.

Ở đây chúng tơi lưu ý rằng, tổ chức tư vấn quốc tế thực hiện định giá BIDV nên trở thành một cổ đơng chiến lược của BIDV thay vì là đối thủ cạnh tranh của chính BIDV trong tương lai. Bởi vậy, quá trình lựa chọn tổ chức tư vấn

tiến hành định giá cần xem xét đến các yếu tố: tổ chức đĩ cĩ chi nhánh ở Việt Nam khơng, cĩ ý định sẽ mở chi nhánh ở Việt Nam hay dự định mua lại một NHTMCP nào ở Việt Nam khơng, đã cĩ vốn gĩp trong các ngân hàng cổ phần nào ở Việt Nam, …. Trong thoả thuận hợp tác, BIDV cần nêu rõ, sẽ bán lại cổ phần cho tổ chức này với điều kiện tổ chức đĩ khơng mở chi nhánh cũng như khơng mua lại một NHTMCP nào khác ở Việt Nam. Trong trường hợp tổ chức tư vấn quốc tế đã cĩ chi nhánh ở Việt Nam, BIDV và tổ chức này sẽ thực hiện hợp tác chiến lược trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ, tổ chức tư vấn sẽ trở thành một trong những cổ đơng chiến lược của BIDV. Việc cân nhắc các yếu tố trên trong quá trình lựa chọn tư vấn định giá là cần thiết, bởi lẽ, khơng cĩ gì nguy hiểm hơn khi BIDV phải cạnh tranh trực tiếp với đối thủ đã “bắt bài” mình.

3.3.1.4. Giai đoạn phát hành cổ phiếu

Việc phát hành cổ phiếu BIDV cần thơng qua đấu giá tại các trung tâm giao dịch trên thị trường chứng khốn để đơng đảo các nhà đầu tư cĩ thể tham gia. Một khối lượng lớn nhà đầu tư tham gia sẽ làm giảm sự thơng đồng, tăng sự minh bạch, cơng khai thơng tin ngay từ đầu. Cổ phiếu sẽ ngay lập tức được niêm yết trên thị trường chứng khốn trong nước sau khi phát hành.

BIDV sẽ phát hành đấu giá từng đợt, mỗi đợt khoảng 10% số lượng cổ phiếu, như Vinamilk đã làm. Việc phát hành theo từng đợt sẽ đẩy giá cổ phiếu BIDV những đợt phát hành sau, ảnh hưởng tích cực đến giá BIDV trên sàn, tăng nhanh tốc độ vốn hố BIDV. Việc tăng cung từ từ sẽ khơng gây sốc thị trường và khơng làm giảm giá cổ phiếu BIDV như từng xảy ra với các cơng ty đã niêm yết trên thị trường chứng khốn. Việc niêm yết cổ phiếu của Sacombank cho thấy, giá cổ phiếu của ngân hàng này đã sụt giảm rất nhanh sau khi niêm yết do một lượng cung quá nhiều cổ phiếu được tung ra, và giá cổ phiếu bị các nhà đầu cơ đẩy lên quá cao khi nằm quá lâu ở thị trường phi tập trung.

Ngồi việc lựa chọn số lượng phát hành ra thị trường, BIDV cần cơng khai minh bạch các thơng tin đấu giá, niêm yết, và cĩ những cuộc tiếp xúc với báo

Một phần của tài liệu 60 Xây dựng chiến lược cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2015 (Trang 67 - 74)