Các yếu tố thuộc về mơi trường bên trong

Một phần của tài liệu 60 Xây dựng chiến lược cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2015 (Trang 28 - 41)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

2.2.1. Các yếu tố thuộc về mơi trường bên trong

2.2.1.1. Năng lực tài chính

(a)Quy mơ vốn và mức độ an tồn vốn:

Bảng 2.2 Vốn chủ sở hữu của BIDV giai đoạn 2001-2005 Đơn vị: tỷ VNĐ

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005

Vốn điều lệ 1.100 2.300 3.746 3.866 3.970

Vốn khác 280 248 283 569 742

Các quỹ 630 938 1.328 1.517 1.702

Lợi nhuận để lại 556 274 145 230 115

Tổng vốn chủ sở hữu

2.566 3.760 5.503 6.182 6.531

Nguồn: báo cáo thường niên các năm 2003,2004,2005 của BIDV

Quy mơ vốn 6.531tỷ đồng (tương đương 296 triệu USD) là khá nhỏ nếu chỉ so với quy mơ của các NHTM trong khu vực ASEAN (xem phụ lục: xếp hạng 20 ngân hàng đứng đầu khu vực Đơng Nam Á năm 2003). Tuy nhiên, so với mức vốn của các NHTMCP, và các NHTMQD khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam,

BIDV là ngân hàng cĩ vốn điều lệ lớn. Tuy vậy, với quy mơ vốn như hiện tại, BIDV chỉ được cho vay một khách hàng tối đa 596 tỷ VNĐ, tương đương 37,2 triệu USD quá nhỏ để cĩ thể tài trợ cho những DNVVN của nước ngồi với quy mơ vốn trung bình 100 triệu USD, chứ chưa kể đến việc tài trợ cho các doanh nghiệp Mỹ với quy mơ hàng tỷ USD( )1. Vì thế, đây sẽ là một bất lợi lớn khi BIDV cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi.

Theo Hiệp định Basel( )7 ký với IMF, giai đoạn 2007-2008 các ngân hàng Việt Nam phải đạt hệ số an tồn vốn (CAR) tối thiểu 8%. Theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam, hệ số CAR của BIDV năm 2005 mới đạt 6,8%, cịn theo chuẩn mực kế tốn quốc tế hệ số CAR của BIDV là 3,2%, BIDV vẫn chưa đạt chuẩn theo thơng lệ quốc tế. Các ngân hàng tại Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và châu Âu đều đã cĩ tỷ lệ này từ 10 đến 14%( )8.

Phân tích về cơ cấu vốn tự cĩ tính CAR của BIDV cho thấy, vốn cấp 1 chiếm đến 99% vốn tự cĩ, cho thấy tỷ lệ vốn cấp 1 của BIDV khá tốt nhưng tỷ lệ vốn cấp 2 thấp. Và theo chuẩn mực kế tốn quốc tế, lợi nhuận luỹ kế của BIDV đến năm 2005 vẫn âm 3.197 tỷ VNĐ do BIDV phải trích dự phịng theo chuẩn mực quốc tế, nhưng vẫn trích lập các quỹ theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu đảm bảo hệ số CAR đạt 8% như yêu cầu, BIDV cần tăng trích dự phịng trong hai năm 2006, 2007 và kết hợp với việc tăng vốn cấp 1 lẫn vốn cấp 2. Nguồn tăng vốn chủ yếu nhanh nhất là nguồn vốn bổ sung của Chính phủ, phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 và định giá lại tài sản.

(b)Chất lượng tài sản cĩ

( ) Hiệp định Basel I năm 1988 mang tính chất thỏa thuận quốc tế và các tiêu chuẩn về vốn đã trở thành chuẩn mực quốc tế về vốn tự cĩ. Nĩ quy định về tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu và quản lý rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, là một trong những căn cứ, tiêu chuẩn để các ngân hàng của các quốc gia trên thế giới áp dụng quản lý, bảo đảm an tồn trong hoạt động. Thực hiện thỏa ước an tồn vốn tối thiểu của Basel I đã và đang là một trong những mục tiêu quản lý rủi ro đối với các tổ chức tín dụng ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, Basel I mới chỉđề cập đến những rủi ro về tín dụng chứ chưa đề cập đến những rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất...

7

Bảng 2.3 – Phân loại nợ của BIDV năm 2004 – 2005. ĐVT: tỷ đồng

Năm 2004 Năm 2005 Theo tiêu chuẩn kế tốn quốc tế

Dư nợ Tỷ trọng trong tổng dư nợ Dư nợ Tỷ trọng trong tổng dư nợ Tổng dư nợ 62.658 76.174 Nợ xấu( )9 23.999 38% 23.844 31% Nhĩm I 12.285 20% 17.307 23% Nhĩm II 26.374 42% 34.999 46% Nhĩm III 16.090 26% 15.993 21% Nhĩm IV 4.919 8% 4.045 5% Nhĩm V 2.991 5% 3.806 5%

Theo tiêu chuẩn kế tốn Việt Nam

Tổng dư nợ 69.577 83.325 Nợ xấu 10.129 15% 9.695 12% Nhĩm I 45.867 66% 55.036 66% Nhĩm II 13.581 20% 18.594 22% Nhĩm III 2.278 3% 2.349 3% Nhĩm IV 1.204 2% 989 1% Nhĩm V 6.647 10% 6.357 8%

Nguồn: Ban quản lý tín dụng BIDV

BIDV cĩ nợ khơng sinh lời (nợ xấu) chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu cĩ giảm nhưng số dư nợ xấu giảm rất ít, vì dư nợ tín dụng đã tăng nhanh hơn là nợ xấu được giải quyết và phát sinh mới. Theo thơng lệ quốc tế, tình hình của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến việc xếp nhĩm nợ, nhưng tiêu chuẩn kế tốn Việt Nam chỉ căn cứ vào thời gian chậm trả. Dù xác định theo tiêu chuẩn kế tốn quốc tế hay Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu của BIDV đã vượt quá quy định cho phép, chuẩn quốc tế chỉ ở mức 5% tổng dư nợ. Và quan trọng là, đến thời điểm 31/12/2005 quỹ dự phịng rủi ro tín dụng của BIDV mới trích được 6.051 tỷ VNĐ, vẫn chưa trích đủ dự phịng theo quy định của NHNN.

Tỷ lệ nợ xấu của BIDV cao cĩ một nguyên nhân chính là nền khách hàng chưa được đa dạng, phần lớn dư nợ vay của BIDV tập trung vào các DNNN, ngành xây dựng, mà phần đơng số này hoạt động kém hiệu quả.

Do đĩ mà phần lớn nợ xấu là của các khoản cho vay ngành xây dựng. Theo dự kiến, BIDV sẽ đề nghị chính phủ hỗ trợ đối với những trường hợp phát sinh do lý do khách quan, phần cịn lại sẽ dùng quỹ dự phịng rủi ro để xử lý.

Bảng 2.4 – Nợ nhĩm IV và nhĩm V theo ngành nghề( )10 thời điểm 31/12/2005

Đơn vị: tỷ VNĐ

Ngành nghề Dư nợ Nợ xấu Tỷ trọng trong tổng

dư nợ

Xây dựng 27.538 5.093 6,69%

Nơng lâm ngư nghiệp 11.013 973 1,28%

Ngành chế biến 10.455 951 1,25%

Thương mại & dịch vụ 12.552 776 1,02%

Giao thơng vận tải 2.308 114 0,15%

Ngành khai thác 4.464 53 0,07%

Ngành nghề khác 936 22,8 0,03%

Sxuất & cấp phát điện nước gas 6.431 15 0,02%

Khách sạn, nhà hàng 478 7,6 0,01%

Tổng cộng 76.174 7.851 10,51%

Nguồn: Ban Quản lý Tín dụng BIDV

Ngồi những điểm yếu trên, về quản lý tín dụng BIDV đã cĩ những cải tiến đáng ghi nhận. Kết thúc năm 2005, BIDV đã xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng, thực hiện đánh giá phân loại khách hàng để áp dụng chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

- Kết quả điều tra của chúng tơi cho thấy, đối với câu hỏi “Việc đánh giá, cho điểm xếp loại khách hàng cĩ giúp lựa chọn chính xác được khách hàng tốt hay khơng cĩ 63,4% trả lời là tương đối, 5,4% trả lời là khơng, và 30,4% trả lời là cĩ. Điều này cũng cho thấy việc đánh giá, phân loại khách hàng đã cĩ tác dụng trong việc lựa chọn khách hàng tốt.

(c)Khả năng sinh lời

Bảng 2.5 – Các chỉ tiêu tổng hợp về kết quả kinh doanh của BIDV giai đoạn 2001- 2005 ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh 1.802 1.659 1.856 2.784 4.098

Chênh lệch thu chi trước dự phịng rủi ro 1.260 1.062 1.194 1.933 2.772

Chi phí dự phịng trong năm (402) (685) (670) (1.122) (2.032)

Lợi nhuận rịng sau thuế 745 77 361 610 560

Lợi nhuận giữ lại 556 274 145 230 115

Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV 2005

Mặc dù chênh lệch thu chi trước dự phịng rủi ro tăng liên tục trong 5 năm nhưng lợi nhuận để lại hàng năm khơng tăng do BIDV luơn phải tăng trích dự phịng rủi ro cho những khoản nợ xấu mới phát sinh. Năm 2005, năm đầu tiên phải trích lập dự phịng rủi ro theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN, do trích dự phịng tăng cao nên mặc dù chênh lệch thu chi trước dự phịng rủi ro tăng tới 43% so với 2004 nhưng lợi nhuận để lại giảm 9%.

Chúng ta cĩ thể thấy, các hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) lẫn hệ số sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của BIDV thấp nhất trong nhĩm các NHTMQD, thấp hơn nhiều so với 02 NHTMCP cĩ vốn lớn nhất là ACB và Sacombank, và các chuẩn mực hoạt động của BIDV vẫn chưa theo thơng lệ quốc tế.

Bảng 2.6 – Các hệ số ROA, ROE thời điểm 31/12/05 của một số ngân hàng Ngân hàng ROE ROA

ICB 12,74% 0,49% Agribank 11,86% 0,44% VCB 14,9% 1% MHB 7,85% 0,56% ACB 27,37% 1,23% Sacombank 16,47% 1,62% BIDV 8,81% 0,50%

Chuẩn thơng lệ quốc tế 12% 1%

Hệ số ROE thấp sẽ là một trở ngại trong việc thu hút huy động vốn từ bên ngồi khi BIDV tiến hành cổ phần hố( )11.

(d)Khả năng thanh khoản

BIDV quản lý thanh khoản hàng ngày dựa trên các hạn mức và giới hạn thanh khoản đã xây dựng. Để đề phịng các tình trạng khủng hoảng, BIDV mơ phỏng các tình huống xảy ra khủng hoảng thanh khoản và thường xuyên tập huấn các biện pháp đối phĩ. Các chỉ số thanh khoản được duy trì theo hướng tích cực. Tỷ lệ dự trữ trên tổng nguồn vốn huy động bình quân duy trì ở mức 30%. Tỷ lệ dự trữ tiền mặt và tiền gửi khơng kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động ở mức 7%, mức hợp lý theo thơng lệ. BIDV cũng duy trì tỷ lệ tiền gửi cĩ kỳ hạn và giấy tờ cĩ giá thanh khoản trên tổng nguồn vốn huy động ở mức bình quân 23%.

Cơ cấu huy động vốn và cho vay được điều chỉnh theo hướng giảm dần khe hở kỳ hạn. BIDV duy trì tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn ở mức cao, tăng thêm những thời hạn gửi tiền (4,7,13 tháng) và những đợt phát hành kỳ phiếu VNĐ, USD liên tục. BIDV cũng giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn để từng bước cải thiện cơ cấu bảng tổng kết tài sản, đạt mục tiêu cơ cấu cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn là 60% và 40% tổng cho vay thương mại.

2.2.1.2. Năng lực cơng nghệ và cơng tác nghiên cứu phát triển

BIDV đã được Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ gần 22,3 triệu USD để thực hiện dự án Hiện đại hố Ngân hàng và hệ thống thanh tốn( )12, gồm 02 giai đoạn, được triển khai và hồn thành trong 8 năm, bắt đầu từ năm 2000, giai đoạn 2 của dự án sẽ tiếp tục vào cuối năm 2006. BIDV đã hồn tất giai đoạn 1 vào cuối năm 2004, đã vận hành hệ thống cơng nghệ ngân hàng cốt lõi đến 100%

( ) Hội đồng quản trị BIDV đã cĩ Nghị quyết số 167/NQ-HĐQT ngày 07/7/2006 về việc chủ trương cổ phần hố BIDV 11

( )Dự án Hiện đại hố ngân hàng và hệ thống thanh tốn bao gồm việc xây dựng hệ thống thanh tốn bù trừ điện tử và quyết tốn liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Vi t Nam đảm nhiệm (trong phạm vi 5 tỉnh, thành phố) và 06 hệ thống thanh tốn nội bộ và nghiệp vụ ngân hàng cốt lõi của 6 Ngân hàng thương mại bao gồm: ICB, VCB, Agribank, BIDV, Eximbank và MHB

điểm giao dịch trên tồn quốc, đảm bảo đồng bộ và tập trung hố dữ liệu tại Hội sở chính, xử lý giao dịch trực tuyến.

Với lợi thế của một NHTMQD cĩ quy mơ lớn, BIDV cĩ điều kiện được tiếp cận những nguồn vốn tài trợ lớn để nâng cao năng lực cơng nghệ ngân hàng hơn các NHTMCP. Trong khi các NHTMCP dựa vào nội lực là chính, và với tiềm lực về vốn khiêm tốn hơn, họ khơng đủ khả năng đầu tư gần 23 triệu USD riêng cho cơng nghệ ngân hàng. Mặc dù một số NHTMCP lớn như ACB, Sacombank, EAB đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng cơng nghệ nhưng số tiền đầu tư cũng chưa quá 10 triệu USD. Nhưng lợi thế khơng tồn tại với các NHTMQD khác.

- Kết quả điều tra của chúng tơi cho thấy, các nhân viên BIDV cho rằng hiệu quả phần mềm quản trị ngân hàng đang được triển khai ở mức độ khá mạnh, đạt 2,98 điểm ~ 3 điểm.

Với hơn 7 triệu USD đã đầu tư trong giai đoạn 1 của dự án, phần mềm quản trị ngân hàng của BIDV ở mức tương đối hiện đại, BIDV cĩ khả năng kết nối liên thơng với các ngân hàng trong nước một cách nhanh chĩng, an tồn và hiệu quả, và cĩ thể tương thích với các hệ thống của các ngân hàng nước ngồi để cĩ thể cung cấp các dịch vụ thẻ, mạng thanh tốn quốc tế, đây là yếu tố gĩp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của BIDV.

- Kết quả điều tra của chúng tơi cho thấy, đánh giá về “Khả năng liên kết”với ngân hàng khác, cĩ 80,4% những người được phỏng vấn đánh giá từ trung bình đến mạnh, với số điểm quan trọng tổng cộng là 3,3 điểm, cho thấy,

khả năng liên kết với các ngân hàng khác của BIDV ở mức khá mạnh. Điều này cũng trùng khớp với những phân tích của chúng tơi, và phản ánh tương đối chính xác về năng lực cơng nghệ mà BIDV đã đầu tư.

Tuy nhiên, sản phẩm và dịch vụ của BIDV chưa được đa dạng, sản phẩm dịch vụ mà BIDV cung cấp trên nền cơng nghệ này khơng cĩ gì khác biệt so với

các NHTMCP được đầu tư ít hơn. Đơn cử như máy ATM, chỉ cĩ thể dùng để rút tiền, vấn tin số dư, chuyển tiền trong hệ thống tài khoản của BIDV, trong khi chức năng của máy ATM ở các nước khác đã là một ngân hàng thu nhỏ. Những sản phẩm, dịch vụ mới của ACB, Sacombank, EAB, Eximbank được khách hàng biết đến nhiều hơn của BIDV do các ngân hàng này thực hiện marketing tốt hơn. BIDV cũng cĩ những dịch vụ tương tự, thậm chí cịn ra đời trước các NHTMCP, nhưng do chất lượng nghiên cứu & phát triển thấp, việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới là nhiệm vụ của Ban dịch vụ, và BIDV chưa cĩ bộ phận Marketing nên sản phẩm, dịch vụ mới ra đời khơng được quảng bá rộng rãi và khơng được triển khai đồng loạt.

- Kết quả khảo sát của chúng tơi cho thấy, cĩ đến 96,4% người được phỏng vấn cho rằng việc chưa cĩ bộ phận Marketing đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của BIDV. Đồng thời, các nhân viên BIDV cũng cho rằng chất lượng nghiên cứu phát triển của BIDV chỉ ở mức 2,5 – mức trung bình.

2.2.1.3. Nguồn nhân lực

Chất lượng đội ngũ nhân sự hiện tại

BIDV đã cĩ quy trình tuyển dụng từ năm 2001 với những chuẩn mực đầu vào nhất định. Tất cả các nhân viên được tuyển dụng tại các bộ phận nghiệp vụ (ngoại trừ bộ phận kho quỹ) đều phải cĩ trình độ đại học cùng chuyên ngành với vị trí tuyển dụng. BIDV cũng đã cĩ trung tâm đào tạo riêng ở Hải Phịng, Đà Nẵng và Vũng Tàu để phục vụ cho các lớp tập huấn ngắn hạn lẫn dài hạn.

Tuy nhiên, do BIDV mới chuyển thành NHTM từ năm 1990, và do yếu tố khách quan trong mở cửa nền kinh tế nên nhân viên chưa cĩ nhiều kiến thức và kinh nghiệm về các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại (như các giao dịch Swap, giao dịch tương lai, hợp đồng quyền chọn…), cũng như các kiến thức và kinh nghiệm quản lý rủi ro. Hơn nữa, đại đa số các nhân viên đều cho rằng, cơng tác tại một NHTMQD là an tồn và ổn định. Họ chưa nhận thức rõ về cạnh tranh và vẫn giữ

tư tưởng “bình chân như vại” bất chấp quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trường. Vì thế, ngay bản thân nhân viên cũng khơng cĩ tinh thần tự học hỏi và nâng cao kiến thức để nâng cao lợi thế cạnh tranh cuả bản thân trên thị trường lao động, cũng như để phục vụ ngân hàng tốt hơn.

- Tuy nhiên, khi đánh giá về chất lượng nhân sự của BIDV, cĩ đến

Một phần của tài liệu 60 Xây dựng chiến lược cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2015 (Trang 28 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)