4.3.1> Các kiến nghị với cơ quan nhà nước:

Một phần của tài liệu Đưa TMĐT vào các khâu có thể trong quy trình xử lý đơn đặt hàng của khách hàng. (Trang 46 - 48)

- Hoàn chỉnh các văn bản pháp lý về giao dịch thương mại điện tử và đẩy mạnh triển khai các văn bản pháp luật về thương mại điện tử.

Cho đến hết năm 2008, các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và phần lớn các nghị định hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin đã được

ban hành. Các Bộ, ngành hữu quan cũng đã ban hành nhiều Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết các nghị định này. Tuy nhiên, hệ thống văn bản luật vẫn chưa hoàn chỉnh. Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống luật pháp tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của thương mại điện tử nói chung và hoạt động xúc tiến thương mại điện tử nói riêng. Hơn nữa, thương mại điện tử là lĩnh vực còn mới mẻ lại dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, để các văn bản quy phạm pháp luật nói trên thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra môi trường quản lý và hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đa ban hành. Trong triển khai cần chú trọng tới hoạt động hướng dẫn, phổ biến nội dung của các văn bản pháp luật để các doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng các quy định đã ban hành, xem đây là một khâu then chốt giúp triển khai và hoàn thiện môi trường pháp lý về thương mại điện tử.

Nhà nước cần nhanh chóng triển khai một số dịch vụ công trực tuyến quan trọng khác như dịch vụ khai, nộp thuế điện tử.

Hơn nữa, trong thời gian tới các cơ quan nhà nước cần tiến hành rà soát những quy định đã ban hành để tìm ra những điểm không phù hợp với giao dịch thương mại điện tử nhằm loại bỏ những quy định chưa hợp lý, sửa đổi, bổ sung những quy định cần thiết theo hướng không phân biệt đối xử giữa giao dịch truyền thống và giao dịch điện tử.

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ của cơ quan nhà nước đối với thương mại điện tử.

Do thương mại điện tử có nhiều rào cản nên hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự mình không thể vượt qua để tham gia ngay thương mại điên tử. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo dựng cơ

sở hạ tầng, phát triển kỹ thuật và công nghệ của thương mại điện tử, huấn luyên cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp chỉ cần máy tính có kết nối internet và cán bộ nhân viên có trình độ tin học văn phòng là có thể tham gia thương mại điện tử ở tất cả các cấp độ.

- Đẩy mạnh hoạt động phổ biến và tuyên truyền về thương mại điện tử.

Thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, trong việc mở rộng thị trường, hợp tác tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Việt Nam đã gia nhập WTO, vì thế thương mại điện tử cũng là xu thế tất yếu của Việt Nam khi tham gia vào môi trường kinh doanh toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được những lợi ích mà thương mại điện tử có thể đem lại cho doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có kiến thức về thương mại điện tử, cũng như sự hiểu biết về các mô hình thương mại điện tử có thể phù hợp với doanh nghiệp mình. Do vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nhằm phổ biến và tuyên truyền kiến thức thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện ứng dụng thương mại điện tử vào doanh nghiệp. Nhà nước có thể tổ chức tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo…

Một phần của tài liệu Đưa TMĐT vào các khâu có thể trong quy trình xử lý đơn đặt hàng của khách hàng. (Trang 46 - 48)