I. Chính văn 平 吳 大 誥
2. Về tác phẩm Bình Ngô đại cáo 平吳大誥
Theo Đại Việt sử ký toàn thư大 越史 記全書 (Ngô Sĩ Liên 吳 仕連), Đại
Việt thông sử 大 越 通 史 (Lê Quý Đôn 黎 貴 惇, 1726-1785), Hoàng Việt văn tuyển 皇越文 選 (Bùi Huy Bích 裴 輝碧, 1744-1802) và phần Tiên sinh sự trạng
phả 先 生 事 狀 譜 trong Ức Trai di tập 抑 齋 遺 集 (Dương Bá Cung 陽 伯 龔, 1794-1868), Bình Ngô đại cáo 平 吳 大 誥 được khởi thảo vào ngày 15 tháng 04 năm Mậu Thân 戊申(1428). Đây là bản tuyên ngôn độc lập do Nguyễn Trãi thay mặt
Lê Lợi viết ra để tuyên bố cho nhân dân cả nước được biết về sự thành công của cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn, là một trong những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc Việt Nam chúng ta, là đỉnh cao của thiên tài văn học của Nguyễn Trãi.
Về mặt hình thức, tác phẩm được viết theo thể văn tứ lục, biền ngẫu, sử dụng phép đối chặt chẽ, lối văn khoa trương, gồm 74 liên (148 vế câu). Toàn bài cáo là một bản tổng kết gọn gàng, đầy đủ về quá trình chiến đấu chống quân xâm lược Minh triều 明朝.
Giới nghiên cứu văn học ở Việt Nam thế kỷ XX thường mô tả Bình Ngô đại cáo平吳 大誥 như là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt”. Đây là một bản tuyên ngôn nhân nghĩa, là một bản cáo trạng tội ác, một áng anh hùng ca chiến thắng, bản tuyên ngôn nhân đạo, hoà bình và chống bá quyền (GS.Đinh Gia Khánh), nó còn là bản tuyên ngôn của một dân tộc anh hùng và văn hiến (GS.Vũ Khiêu) và nó cũng là áng hùng văn muôn thuở (GS.Mai Quốc Liên).
Bình Ngô đại cáo 平吳 大誥 là cả một sự cách tân về thể loại. Những bài cáo trong Thư kinh như được hồi sinh trong một áng văn mới. Tầm vóc của nó đã được thay đổi khi nó từ một loại văn bản công bố mệnh lệnh chinh phạt của thiên tử đối với các nước chư hầu, trở thành một bản tuyên ngôn có tầm quan trọng trong lịch sử của một dân tộc anh hùng.