1. 而 Nhi có nghĩa là : Mà, thì
先天 下 之 憂 而 憂 後 天下 之 樂 而 樂 Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc: Lo thì lo trước cái lo của thiên hạ, vui thì vui sau cái vui của thiên hạ.
子 曰: “關 雎 樂而 不淫哀 而 不 傷” Tử viết: “ Quan Thư lạc nhi bất dâm, ai nhi bất thương”: Khổng Tử nói: “ Bài thơ Quan Thư trong kinh Thi vui vẻ mà không có dâm từ, buồn rầu mà không có đau thương.
童 子 莫 對 垂 頭 而 睡 Đồng tử mạc đối thuỳ đầu nhi thuỵ: Đồng tử chẳng đáp lại mà gục đầu ngủ tiếp.
2.而 Nhi có nghĩa là: Rồi
春而 夏而秋而冬 Xuân nhi hạ nhi thu nhi đông: Mùa xuân rồi đến mùa hạ, rồi đến mùa thu, rồi đến mùa đông.
不 登 高山 而小天 下 Bất đăng cao sơn nhi tiểu thiên hạ: Đừng lên núi cao rồi xem thiên hạ là nhỏ.
樵夫伐木而小之 Tiều phu phạt mộc nhi tiểu chi: Ông tiều chặt cây rồi chẻ nhỏ nó ra.
3.而 Nhi có nghĩa là: Nhưng
言有窮而情不可 終Ngôn hữu cùng nhi tình bất khả chung: Lời có thế cạn nhưng tình không bao giờ hết.
子 溫 而厲 威 而 不猛 恭而 安 Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an: Đức Khổng Phu Tử ôn hoà những rất trang nghiêm, uy nghi nhưng không dữ tợn, cung kính nhưng yên vui.
V. Bài tập thực hành
- Trình bày những hiểu biết của anh, chị về cuộc đời và tư tưởng của Khổng Phu Tử.
- Dịch mấy câu sau sang tiếng Hán (không cần viết chữ):
+ Khổng Tử là nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc thời cổ đại. + Tư Mã Thiên là tác giả của bộ Sử ký vĩ đại Trung Hoa.
+ Lý Bạch nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của thơ ca cổ điển Trung Quốc.
- Viết ra chữ Hán và dịch nghĩa mấy nhan đề tác phẩm sau:
Bài 5 LỤC NGÔN LỤC TẾ I. Chính văn 六言六 蔽 子曰:“由也,女 聞六言六蔽矣 乎? 對曰: “未 也” “居,吾語女.好仁不好學 其蔽也愚. 好知不好學其 蔽也蕩. 好信不好學其蔽 也賊. 好直不好學 其蔽也絞. 好勇不好學其 蔽也亂. 好剛不好學其 蔽也狂. (論語 - 陽化) Phiên âm LỤC NGÔN LỤC TẾ
Tử viết : “Do dã, nhữ văn lục ngôn lục tế hỹ hồ?” Đối viết : “Vị dã”
“Cư, ngô ngứ nhữ:
Hiếu nhân bất hiếu học kỳ tế giả ngu. Hiếu trí bất hiếu học kỳ tế dã đãng. Hiếu tín bất hiếu học kỳ tế dã tặc. Hiếu trực bất hiếu học kỳ tế dã giảo. Hiếu dũng bất hiếu học kỳ tế dã loạn. Hiếu cương bất hiếu học kỳ tế dã cuồng.”
(Luận Ngữ - Dương Hoá)
Dịch nghĩa:
SÁU ĐỨC VÀ SÁU ĐIỀU CHE LẤP
Khổng Tử bảo: “Này anh Do (tức ngài Tử Lộ), anh đã từng nghe đến sáu cái đức và sáu điều che lấp chưa?”
Tử Lộ đáp lại: “Dạ, chưa từng nghe”
“Anh ngồi đó, ta sẽ giảng cho anh nghe vậy:
Ham đức trí mà không ham học thì bị sự che lấp là phóng đãng. Ham đức tín mà không ham học thì bị sự che lấp là tổn hại.
Ham đức ngay thẳng mà không ham học thì bị sự che lấp là gắt gao, mất lòng người khác.
Ham đức dũng mà không ham học thì bị sự che lấp là loạn động. Ham sự cương cường mà không ha học thì bị sự che lấp là cuồng bạo.
Minh Hải dịch
Dịch văn
SÁU ĐỨC VÀ SÁU ĐIỀU CHE LẤP
Khổng Tử nói rằng: “Này Do, ngươi có nghe về sáu đức tính và sáu điều che lấp hay chưa?”
Thưa rằng: “Chưa hề!”
“Hãy ngồi lại, ta bảo cho mà biết:
- Chuộng điều nhân mà không ham học thì mối che lấp là ngu muội. - Chuộng nết trí mà không ham học thì mối che lấp là phóng đãng. - Chuộng chữ tín mà không ham học thì mối che lấp là sự tổn hại. - Chuộng sự ngay thẳng mà không ham học thì mối che lấp là ưa phản loạn. - Chuộng tính cứng cỏi mà không ham học thì mối che lấp là tính cuồng bạo. (Theo Chu Hy, Tứ thư tập chú (Nguyễn Đức Lân dịch), Nxb VHTT, 1999)