- Trình bày những hiểu biết của anh, chị về Mạnh Kha và tác phẩm Mạnh tử. Vai trò và vị trí của Mạnh tử trong Nho học chính thống.
- Đặt 10 câu có sử dụng chữ Chi.
- Viết ra chữ Hán và dịch nghĩa mấy câu sau:
+ Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân chỉ ư chí thiện. + Tống chi Đinh thị, gia vô tỉnh.
Bài 7 HẢI ĐIỂU I. Chính văn 海 鳥 昔 者 海 鳥 止 于 魯 郊. 魯 侯 御 而 觴 之 于 廟, 奏 九 韶 以 為 樂, 具太 牢以 為膳. 鳥乃 昡視 憂悲, 不敢 食 一臠, 不 敢飲 一杯, 三 日而死. 此以己 養養鳥也, 非以鳥 養養 鳥也. (莊子 - 至樂) Phiên âm HẢI ĐIỂU
Tích giả hải điểu chỉ vu Lỗ giao. Lỗ hầu ngự nhi thương chi vu miếu, tấu Cửu Thiều dĩ vi nhạc, cụ Thái Lao dĩ vi thiện. Điểu nãi huyễn thị ưu bi, bất cảm thực nhất luyến, bất cảm ẩm nhất bôi, tam nhật nhi tử.
Thử dĩ kỷ dưỡng dưỡng điểu dã, phi dĩ điểu dưỡng dưỡng điểu dã.
(Trang Tử - Chí Lạc)
Dịch nghĩa:
CON CHIM BIỂN
Xưa kia, có con chim biển đậu ở ngoại thành nước Lỗ. Vua nước Lỗ mới đánh xe ra và rước nó về ở Thái miếu. Nổi nhạc Cửu Thiều cho nó nghe, dọn cỗ Thái Lao cho nó ăn. Con chim liền hoa cả mắt, dáng điệu buồn bã, không dám ăn một miếng, không dám uống một ly, ba ngày sau thì chết.
Đó là ta lấy cách nuôi dưỡng bản thân ta để nuôi con chim, chứ nào phải lấy cách nuôi chim mà nuôi chim vậy.
Minh Hải dịch
Dịch văn
CON CHIM BIỂN
Xưa kia, có con chim biển đậu ở ngoại thành nước Lỗ. Lỗ hầu đánh xe ra nghinh tiếp, rước nó về mời rượu ở nhà Thái miếu, tấu nhạc Cửu Thiều cho nó nghe, bày cỗ Thái Lao cho nó ăn. Chim liền hoa mắt, dáng bộ sầu bi, không dám ăn một miếng, không dám uống một ly. Ba ngày sau thì chết.
Đó là ta dùng cách nuôi người để nuôi chim, chứ nào phải lấy cách nuôi chim để nuôi chim vậy.
(Muốn lấy cách nuôi chim mà nuôi chim thì phải cho nó ở trong rừng sâu, tự do đi dạo trên đầm lầy, trôi nổi trên sông hồ, phải cho nó ăn lươn, cá, để cho nó bay cùng hàng với những con chim khác, đáp xuống đâu thì đáp, tự do, tự tại: Chỉ nghe tiếng nói của người đã ghét rồi, huống hồ tiếng nhạc ồn ào đó, làm sao chịu nổi?
Nếu tấu khúc Hàm Trì hoặc Cửu Thiều ở cánh đồng Động Đình thì loài chim nghe thấy tất sẽ bay đi, loài thú nghe thấy tất bỏ chạy, loài cá nghe thấy tất lặn xuống nước sâu, nhưng mà con người thì bu lại nghe. Cá ở dưới nước thì sống, người ở dưới nước thì chết, vì mỗi loài một khác nên nhu cầu cũng khác. Vì vậy thánh nhân thời xưa nhận thấy rằng mỗi người có một khả năng riêng mà không thể đung mọi nười vào một việc. Danh phận phải hợp với thực tế, bổn phận phải thích nghi với khả năng. Như vậy gọi là đạt được lẽ tự nhiên mà duy trì được hạnh phúc).
(Trích Sách Trang Tử - Nam Hoa Kinh, bản dịch của Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn hoá 1994)