Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trã

Một phần của tài liệu VĂN BẢN HÁN VĂN TRÍCH TUYỂN pptx (Trang 96 - 97)

I. Chính văn 平 吳 大 誥

1.Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trã

Nguyễn Trãi 阮 sinh năm 1380 (Canh Thân 庚 申) tại kinh thành Thăng Long. Quê cũ vốn ở làng Chí Ngại 至磑 (Theo Bùi Văn Nguyên là Chi Ngại 支磑) thuộc huyện Chí Linh 至靈, tỉnh Hải Hưng 海 興, cuối đời dời về làng Nhị Khê 二 溪 (Thường Tín 常信 (theo Bùi Văn Nguyên phải đọc là Thượng Tín 尚信), Hà Tây 河西), là con của ông Nguyễn Phi Khanh 阮飛卿 và bà Trần Thị Trái 陳氏泰 (con

gái của Băng Hồ tướng công 冰壺相公 Trần Nguyên Đán 陳元旦). Ông đậu Thái

học sinh 太學生 năm 1400, có ra làm quan cùng với nhà Hồ. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của cha con Hồ Quý Ly 胡季釐 thất bại, Ông và cha bị bắt giải về

Trung Quốc. Trên đường đi, ông trốn thoát, sau bị giặc bắt và giam lỏng ở thành Đông Quan 東關.

Năm 1418 (Mậu Tuất 戊 戌), ông cùng với người anh họ là Trần Nguyên Hãn 陳 元 桿 trốn thoát vào Lam Sơn 藍 山 tham gia cuộc khởi nghĩa do Bình Định

Vương 平 定 王 Lê Lợi 黎 利 lãnh đạo, cũng vào thời gian này, ông đã dâng Bình Ngô Sách 平 吳 策 (Sách lược chống giặc Ngô). Năm 1427, cuộc khởi nghĩa Lam

Sơn thắng lợi, hoà bình lập lại, nhân danh Lê Lợi, ông soạn bài Bình Ngô đại cáo, tuyên bố rộng rãi cho quốc dân được biết về sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chính nghĩa này. Năm 1428, ông được phong tước Quan Phục Hầu 冠 服 侯 (1428), được nhà Lê ban quốc tính nên còn được gọi là Lê Trãi. Ngoài ra ông còn được phong các chức vụ khác như: Hàn Lâm Viện Thừa chỉ học sĩ翰林院承旨學士, Triều liệt đại

phu 朝列大夫, Nhập Nội Hành Khiển 入 內 行 遣, Lại bộ thượng thư 吏 部 尚 書

kiêm Khu mật viện sự摳密院事 (1427)… Bản thân ông cùng với vị công thần khác như Trần Nguyên Hãn 陳元 桿, Phạm Văn Xảo 范 文巧,… đã tham gia chấn hưng lễ nhạc, quy định triều nghi, định ra quan chế của nhà Hậu Lê.

Tính ông cương trực, liêm chính nên bị bọn quyền thần ghen ghét. Năm 1442, Lê Thái Tông 黎 太 宗 băng hà trên đường tuần thú, triều đình đã đổ tội cho ông là giết vua, gây nên án Lệ Chi Viên 荔枝 園 lưu truyền trong hậu thế, khép vào tội tru di tam tộc. Mãi đến năm 1464, Lê Thánh Tông 黎 聖 宗 mới minh oan và phục hồi danh dự, quan phẩm cho ông.

Tác phẩm của ông còn được lưu truyền như: - Bình Ngô đại cáo 平吳 大誥

- Quân trung từ mệnh tập 軍中詞命集

- Dư địa chí 輿地誌

- Quốc âm thi tập 國音詩集

- Ức Trai thi tập 抑齋詩集

- Ngọc Đường di cảo 玉堂遺稿

- Gia huấn ca 家訓歌

- Lam Sơn Vĩnh Lăng bi 藍山永陵碑 - Chí Linh sơn phú 至靈山賦,…

Nhìn chung, Nguyễn Trãi được biết đến trên nhiều phương diện như chính trị, ngoại giao, quân sự,… nhưng tiêu biểu nhất là ở phương diện văn hoá, văn học. Ông là người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới (1980). Vào dịp kỷ niệm 520 ngày mất (1442-1962) và 600 năm ngày sinh (1380-1980), ở Việt Nam và thế giới đã tổ chức các cuộc hội thảo lớn về Nguyễn Trãi, di sản tư tưởng, văn hoá của Nguyễn Trãi được thu thập, phân tích, đánh giá khá đầy đủ, toàn diện. Do đó, ảnh hưởng và địa vị của ông ngày càng trở nên sâu sắc trong đời sống văn hoá, xã hội và văn học dân tộc. Tác phẩm của Nguyễn Trãi được giới thiệu rộng rãi, được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và là nguồn đề tài nghiên cứu của hàng loạt công trình khoa học có giá trị học thuật.

Một phần của tài liệu VĂN BẢN HÁN VĂN TRÍCH TUYỂN pptx (Trang 96 - 97)