I. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ.
1. Tổ chức quản trị nhân sự hiện tại ở DNTN Minh Châu.
BẢNG 5 KẾT QUẢ SỬ DỤNG THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Khoản mục ĐVT 2003 2004 2005
A. Số liệu
1. Doanh thu Triệu đồng 10.403 15.030 14.842
2. Số lượng lao động Người 8 8 8
3. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 72 97 47 4. Tổng quỹ lương và thưởng. Triệu đồng 64 88 112
B. Kết quả
1. Năng suất lao động/người/năm Triệu đồng 1.300 1.879 1.855 2. Chỉ tiêu mức sinh lời/người Triệu đồng 9 12 6 3. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương 1 1 0 4. Tốc độ tăng của NSLĐ (lần) 1,45 0,99 5. Tốc độ tăng của lương (lần) 1,36 1,28 6. So sánh NSLĐ và lương NSLĐ>lương NSLĐ<lương
(Nguồn: Tổng quỹ lương và thưởng lấy từ bộ phận kế toán, doanh thu và lợi nhuận trích từ bảng 2)
Chú thích: xem công thức tính kết quả trên ở phần cơ sở lý luận trang 14. Theo bảng trên ta có năng suất lao động năm của năm 2003 thấp nhất là 1.300.000.000 đồng, đến năm 2004 thì năng suất lao động là 1.879.000.000 đồng cao hơn năm 2003 là 579.000.000 đồng, tuy nhiên đến năm 2005 năng suất lao động là 1.855.000.000 đồng, đã giảm so với năm 2004 là 24.000.000 đồng.
Năng suất lao động năm chỉ là thước đo chung về mức đóng góp của toàn bộ nhân viên trong cửa hàng, nó chưa thể hiện được sự đóng góp của từng cá nhân. Do đó, để biết được mức đóng góp của từng cá nhân ta phải tính được năng suất lao động giờ. Tuy nhiên, cửa hàng không theo dõi số ngày làm việc của nhân viên nên không thể tính được năng suất lao động giờ của từng nhân viên.
có sự biến thiên. Năm 2004 chỉ tiêu mức sinh lời/ người là cao nhất, mỗi lao động tạo ra được giá trị lợi nhuận là 12.000.000 đồng, cao hơn năm 2003 là 3.000.000 đồng cho thấy trong năm 2004 mỗi lao động của doanh nghiệp đều cố gắng tạo ra lợi nhuận cao hơn năm trước. Tuy nhiên, đến năm 2005 chỉ tiêu này đã sụt giảm hẳn, mỗi người lao động chỉ còn tạo được 6.000.000 đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương cho biết rằng:
- Năm 2003 và 2004, với 1 đồng tiền lương đã đem lại 1 đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Năm 2005, với 1 đồng tiền lương đã không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng đòn bẩy tiền lương của doanh nghiệp còn hạn chế mặc dù doanh nghiệp đã cố gắng tăng quỹ lương của nhân viên vào mỗi năm.
Nguyên nhân của sự sụt giảm về chỉ tiêu mức sinh lời/người cũng như hiệu suất tiền lương là do thu nhập của doanh nghiệp đã giảm hơn so với năm 2003 và năm 2004, trong khi quỹ lương và thưởng của nhân viên vẫn tăng đều qua mỗi năm, cho thấy mặc dù giảm về lợi nhuận nhưng doanh nghiệp vẫn chăm lo tốt đời sống của người lao động tại doanh nghiệp. Như vậy, chỉ tiêu mức sinh lời/người và chỉ tiêu hiệu suất tiền lương của năm 2005 giảm so với các năm trước là do điều kiện kinh doanh thay đổi đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Theo bảng trên, năm 2004 là năm hiệu quả nhất về mặt sử dụng năng suất lao động và lương của doanh nghiệp vì tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng của lương. Tuy nhiên, năm 2005 tốc độ tăng năng suất lao động đã chậm lại và có phần giảm so với năm 2004, lúc này tốc độ tăng của lương đã cao hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Điều này cho thấy mặc dù điều kiện kinh doanh thay đổi nhưng doanh nghiệp vẫn không ngừng tăng lương cho công nhân, do vậy doanh nghiệp không chỉ kinh doanh vì lợi nhuận mà còn vì mục tiêu xã hội.