BẢNG 8 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHI PHÍ CHO MUA HÀNG NĂM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Minh Châu (Trang 42 - 45)

I. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ.

BẢNG 8 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHI PHÍ CHO MUA HÀNG NĂM

1. Tổ chức quản trị nhân sự hiện tại ở DNTN Minh Châu.

BẢNG 8 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHI PHÍ CHO MUA HÀNG NĂM

ĐVT: Triệu đồng

Sản phẩm Chi phí mua hàng Chênh lệch

Kế hoạch Thực hiện Tuyệt đối %

Cuộn kim loại 5.913 6.015 102 1,73 Tấm kẽm 1.057 884 (173) (16,36) Tấm đen 814 873 59 7,25 Thép cuộn 1.668 1.589 (80) (4,78) Thép hình 4.816 4.947 131 2,72

Tổng cộng 14.269 14.308

(Nguồn: số liệu kế hoạch từ bộ phận kế toán, số liệu thực tế trích từ bảng 7)

Nhận xét:

Theo kết quả tính toán thì có thể đánh giá việc lập kế hoạch của doanh nghiệp như sau:

- Chênh lệch âm là các mặt hàng tấm kẽm, và thép cuộn. Nguyên nhân là do từ năm 2004 ngành thép có nhiều biến động, giá liên tục tăng, bên cạnh đó bên ngoài thị trường xây dựng đã có những dấu hiệu chững lại do mặt bằng giá khá cao. Điều này đã làm cho doanh nghiệp đề phòng rủi ro bị thua lỗ nên chỉ mua vào ít hàng hoá.

- Chênh lệch dương là các mặt hàng cuộn kim loại, tấm đen và thép hình. Tình hình thị trường biến động như trên, nhưng các mặt hàng này thuộc mặt hàng chủ yếu nên doanh nghiệp vẫn phải mua hàng để bán nhưng với số lượng ít hơn nhưng chi phí vẫn cao hơn so với kế hoạch.

phần thực hiện nhưng chênh lệch này là không nhiều, gần sát với số thực tế và cũng phù hợp với tình hình của thị trường.

 Đánh giá khâu quản trị hoạt động nhập hàng.

Khi đã quyết định mua hàng, chủ doanh nghiệp sẽ đặt hàng bằng điện thoại nếu mua với số lượng ít hoặc gửi bản fax nếu mua với số lượng nhiều cho nhà cung ứng. Sở dĩ doanh nghiệp có thể mua hàng qua điện thoại vì chủ doanh nghiệp là người có uy tín cao đối với các nhà cung ứng nên không cần phải có biên bản đặt hàng vẫn mua được hàng.

Trong khâu nhập hàng này, có 2 loại bốc dở hàng tùy theo đặc điểm của hàng hóa:

- Nếu là các mặt hàng tấm kẽm, tấm đen và thép hình sẽ được công nhân xuống hàng và xếp hàng vào kho bằng tay.

- Nếu là các mặt hàng cuộn thì xuống hàng và sắp xếp vào kho bằng máy móc

Trình tự diễn biến như sau:

 Bước 1: Khi xe hàng về đến nơi, chủ doanh nghiệp sẽ được nhận hoá đơn giá trị gia tăng (nếu có) và hóa đơn giao hàng của nhà cung ứng từ chủ xe.

 Bước 2: Chủ doanh nghiệp sẽ cùng với nhân viên kiểm tra lại barem hàng rồi bàn giao số lượng và chủng loại cho thủ kho, sau đó bàn giao hóa đơn giá trị gia tăng cho kế toán để thực hiện nhiệm vụ báo cáo thuế.

 Bước 3: Thủ kho tiến hành kiểm hàng trên xe và kiểm tra quá trình xuống hàng của công nhân.

 Bước 4: Là quá trình nhập hàng vào kho, các loại hàng hoá khi được nhập vào kho sẽ được xếp vào các ngăn, kệ để hàng theo quy định.

- Riêng mặt hàng phôi cuộn sau khi được bốc dở xuống phương tiện giao hàng bằng hệ thống palang cáp điện sẽ được đưa vào kho xưởng bằng hệ thống xe chạy trên đường ray. Kế tiếp công nhân sẽ sắp xếp các cuộn phôi này vào chỗ của nó trong kho xưởng sao cho thuận tiện trong việc bán hàng.

- Thủ kho là người theo dõi toàn bộ quá trình xuống hàng và nhập hàng vào kho, nên trong quá trình đó, nếu phát hiện sự cố có lẫn loại hàng hoá

nghiệp báo cho nhà cung cấp và xử lý.

 Bước 5: Chủ doanh nghiệp sẽ ghi lại số lượng vào sổ giao hàng để thanh toán tiền vận chuyển cho chủ phương tiện.

Nhận xét khâu quản trị nhập hàng:

Việc nhập hàng hóa vào kho được thực hiện dễ dàng, thuận tiện vì tất cả các loại hàng hóa đều được định sẵn chỗ để, chỉ cần xếp hàng hóa vào đúng chỗ của nó là xong.

Tuy nhiên cũng có một số bất lợi như sau:

- Khâu nhập hàng hóa ở bước 3 phải trải qua 2 giai đoạn xuống hàng rồi mới nhập hàng vào kho, hơn nữa phải nhập bằng tay đối với mặt hàng thép hình, tấm kẽm và tấm đen làm mất nhiều thời gian của công nhân. Khi xe giao hàng về đến là phải tiến hành nhập hàng ngay, không chủ động được thời điểm xuống hàng, thời gian xuống hàng lại vào ban ngày nên càng gây ảnh hưởng đến việc bán hàng của cửa hàng trong khi đó vẫn có những lúc cửa hàng vắng khách, công nhân chỉ ngồi chờ việc.

- Các bước thực hiện nhập hàng khá đơn giản, ít phải trải qua các thủ tục rườm rà, chỉ cần kiểm tra thử 1 hoặc vài mẫu lúc giao hàng là được nên khi có sự cố về hàng hoá như có loại hàng khác bị lẫn vào hoặc hàng kém phẩm chất nhưng không phát hiện ra kịp thời, lúc đó không ai chịu trách nhiệm dẫn đến hậu quả cuối cùng là doanh nghiệp phải chịu thất thoát chỗ đó.

- Trong khi chờ nhập hàng hóa, doanh nghiệp đã không tính toán đến việc nhà cung ứng giao trễ hàng mặc dù đã hẹn ngày giao hàng, không lập tiến độ theo dõi thời hạn nhận nguyên vật liệu từ những người cung ứng khác nhau nên không tạo được sự chủ động trên mọi phương diện trong việc tiếp nhận hàng hóa, có lúc nhập quá nhiều mặt hàng này gây thiếu hụt vốn cho mặt hàng khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đánh giá khâu quản trị bán hàng.

Cùng với tầm quan trọng của khâu quản trị mua hàng là khâu quản trị bán hàng, vì đây là khâu quyết định kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp nên nó đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ phục vụ tốt cho khách hàng về mặt chất lượng và giá cả, mà còn đòi hỏi thái độ phục vụ và trình độ hiểu biết về mặt hàng của nhân viên bán hàng.

kẽm, tấm đen, thép cuộn, thép hình. Sau đây là doanh số bán theo cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Minh Châu (Trang 42 - 45)