Trong Đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, một trong những mục tiêu mà hệ thống ngân hàng Việt Nam vươn tới là “phấn đấu hình thành được ít nhất một tập đoàn tài chính hoạt động đa năng trên thị trường tài chính trong và ngoài nước”. Sở dĩ hệ thống ngân hàng Việt Nam đặt ra mục tiêu như vậy là vì vai trò của khu vực tài chính đối với nền kinh tế là đặc biệt quan trọng. Đối với một quốc gia có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao nhưở Việt Nam thì các định chế tài chính càng phải có một quy mô tương xứng đểđáp ứng các nhu cầu đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, đối với những nước đang tiến hành công nghiệp hóa, tư bản tài chính cần có mức tích lũy lớn hơn nhiều so với tư bản công nghiệp để có thể thực hiện cách mạng công nghiệp và tiến trình công nghiệp hóa. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại xảy ra một nghịch lý khi tiềm lực tài chính của khu vực tài chính lại thấp hơn nhiều so với tiềm lực tài chính của khu vực công nghiệp.
Để hội nhập, các tổng công ty nhà nước - những khách hàng lớn, quan trọng và truyền thống của các NHTM NN đã và đang phát triển thành các tập đoàn kinh tế với quy mô lớn như: tập đoàn Bưu chính viễn thông, tập đoàn điện lực, tập đoàn than và khoáng sản,… Với điều kiện như hiện nay, việc đầu tư cho những công trình trọng điểm của nền kinh tế như dầu khí, điện lực, hàng không rất khó khăn, và cần có sự hợp sức của nhiều ngân hàng mới có thểđáp ứng được nhu cầu vốn của một dự án lớn. Hiện tại, tổng vốn điều lệ của các NHTM NN Việt Nam vào khoảng trên 21.000 tỷđồng. Như vậy, với điều kiện cho vay một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có theo quy định thì toàn bộ các NHTM NN cũng chỉ cho vay hợp vốn cho một khách hàng tối đa khoảng 3.100 tỷđồng.
Bảng 3.2: Một số dự án trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam
Dự án Giá trị
Cụm công nghiệp tàu thủy Hậu Giang
(Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam – Vinashin)
1.700 tỷđồng
Đầu tưđưa điện tới 1.200 thôn làng ở Tây Nguyên (Tập đoàn Điện lực Việt Nam)
1.094 tỷđồng
Dự án khí, điện đạm
(Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam)
Trên 10 tỷ
USD Dự án hiện đại hóa ngành dệt may Việt Nam
(Tập đoàn Dệt may Việt Nam)
388,4 triệu USD
---
Chính vì vậy, việc nâng cao quy mô của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tăng cường năng lực cho các ngân hàng thương mại tương xứng với tầm vóc và nhu cầu của nền kinh tế
là một đòi hỏi khách quan và cần thiết. Với định hướng trên, trong quá trình chuẩn bị và xây dựng tập đoàn tài chính – ngân hàng ở Việt Nam, cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:
(1) Nguyên tắc tự nguyện liên kết và cùng có lợi giữa các đơn vị thành viên. Nếu nguyên tắc này không được coi trọng thì có thể hình thành những tập đoàn về mặt hình thức nhưng không có thực lực.
(2) Nguyên tắc hiệu quả bền vững: Nguyên tắc này đòi hỏi ngoài sự tự nguyện liên kết, quá trình liên kết cần phải được tính toán, cân nhắc kỹ về mặt hiệu quả hoạt động cả
trước mắt và lâu dài để tránh sự chủ quan và những cách làm duy ý chí, phi kinh tế.
(3) Nguyên tắc tôn trọng thực tế khách quan, khôn khéo kết hợp những truyền thống tốt đẹp với đổi mới theo hướng vươn tới trình độ chuyên nghiệp, hiện đại, văn minh.