Sáp nhập giữa các ngân hàng

Một phần của tài liệu 397 Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập (Trang 33 - 34)

Năm 2004, sự kiện Mitsubishi Tokyo Financial Group Inc. và UFJ Holdings Inc. tuyên bố nỗ lực đi đến các thỏa thuận cơ bản để sáp nhập vào năm 2005, trở thành ngân hàng lớn nhất thế giới, vượt qua tập đoàn tài chính khổng lồ Citigroup của Mỹđã góp phần củng cố hệ thống tài chính Nhật Bản.

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế cơ quan chứng khoán ING ở Tokyo, vụ sáp nhập này thực sựđem lại nhiều lợi ích cho các bên.

9 Với UFJ, năm 2003, họ đã thua lỗ khoảng 3,7 tỷ USD và dường như ngân hàng lớn thứ 4 Nhật Bản này không có khả năng đáp ứng được mục tiêu theo yêu cầu của Chính phủ là giảm một nửa số cho vay xấu 34,5 tỷ USD vào tháng 3/2005. Như vậy, việc sáp nhập sẽ giảm nguy cơ phá sản của UFJ và khôi phục lòng tin cho người dân. 9 Với Mitsubishi Tokyo, mua được UFJ đồng nghĩa với việc sở hữu một ngân hàng

chuyên cấp tín dụng cho tư nhân và công ty nhỏ có trụ sở tại thành phố Nagoya sôi

động của Nhật Bản. Hơn thế, đa dạng hóa các nguồn thu sẽ nâng Mitsubishi Tokyo lên một vị thế tốt hơn so với các đối thủ còn lại, chẳng hạn như tập đoàn tài chính Mizuho Financial Group Inc., ngân hàng lớn nhất của Nhật xét về mặt tài sản và Sumitomo Mitsui Financial Group Inc.

---

9 Nền kinh tế Nhật có cơ hội phục hồi vì vụ sáp nhập này có thể tạo ra làn sóng sáp nhập cho các ngân hàng trong nước, lan sang các ngân hàng nhỏ và yếu hơn của Nhật Bản, tạo cơ hội cho các quỹđầu tư nước ngoài, khôi phục niềm tin của công chúng. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng cho rằng vụ sáp nhập này cũng sẽ phải đối mặt với một số khó khăn, nhất là sự khác biệt về cơ cấu và cách quản lý giữa hai ngân hàng, do Mitsubishi Tokyo có xu hướng truyền thống, bảo thủ trong khi UFJ thì ngược lại.

Kinh nghiệm rút ra từ vụ sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng trên thế giới

9 Hoạt động sáp nhập, hợp nhất giữa các định chế tài chính có thể xuất phát từ nhiều vị

thế khác nhau. Bên thôn tính thường nhắm đến một thị trường rộng lớn và mạng lưới cơ sở khách hàng phong phú hơn. Bên bị thôn tính (bị mua) không thể tự cứu mình trước ngưỡng cửa của sự suy thoái hoặc phá sản, phải bán tài sản để di chuyển hướng hoặc thay đổi nơi đầu tư. Nói chung, hầu hết các cuộc sáp nhập diễn ra khi phải cứu vãn tình thế tài chính hoặc mở đường cho một chiến lược làm ăn lớn hơn.

9 Lợi thế của một cuộc sáp nhập thường nghiêng về phía định chế tài chính nào nắm cổ

phần chi phối. Vì thế, các pháp nhân là ngân hàng thương mại nước ngoài ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển không bao giờ chỉ mua cổ phần ở tỷ lệ quá nhỏđể chấp nhận vị thế không có vai trò quan trọng trong Hội đồng quản trị và càng không bao giờ chỉ mua cổ phiếu ưu đãi để đóng vai trò là người đầu tư hưởng lợi tức thuần túy.

9 Sáp nhập không phải lúc nào cũng ưu việt, nhưng nói chung đó là con đường mà các bên phải chọn trong điều kiện phát triển thị trường và nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Bởi lẽ, hầu hết các vụ sáp nhập đều dẫn đến xu hướng giảm chi phí vốn

đầu vào và mở rộng thị trường kinh doanh ởđầu ra.

9 Chống lại sự suy thoái hoặc yếu kém của các bên bằng việc tự nguyện tham gia sáp nhập cũng là cách để làm cho quy mô thị trường được mở rộng và mang tính bền vững chung. Các định chế tài chính có thể tự cứu mình bằng những cách này trước khi nhờ đến bàn tay can thiệp của Nhà nước.

Một phần của tài liệu 397 Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập (Trang 33 - 34)