Quan điểm về hướng liên kết và khả năng liên kết của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu 397 Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập (Trang 79 - 85)

trong thời gian tới

Nhằm tìm hiểu quan điểm về thực trạng và xu hướng phát triển trong tương lai của các NHTM Việt Nam trước áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ phía các ngân hàng nước ngoài; từđó đề xuất mô hình liên kết giữa các NHTM Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, người viết đã tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ về vấn đề

này (bảng khảo sát gồm 9 câu - phụ lục 1).

Đối tượng ca cuc kho sát bao gồm các giảng viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM; các cán bộ Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh TP.HCM; các cán bộ lãnh đạo, nhân viên các NHTM NN, NHTMCP, NH Liên doanh trên địa bàn TP.HCM. Tổng số phiếu khảo sát nhận lại được kết quả là 143 phiếu, cụ thể như sau:

Frequency Percent Valid Percent

Valid "NHNN" 10 7.0 7.0 "DHNH" 17 11.9 11.9 NHTMNN 26 18.2 18.2 NHTMCP 81 56.6 56.6 NHLD 9 6.3 6.3 Total 143 100.0 100.0

Ghi chú: NHNN - Ngân hàng Nhà nước

DHNH - Đại học Ngân hàng TP.HCM

NHTMNN - Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTMCP - Ngân hàng thương mại cổ phần NHLD - Ngân hàng liên doanh

Đối tượng nghiên cu ca cuc kho sát là quan điểm về thực trạng các NHTM Việt Nam và quan điểm về xu hướng liên kết giữa các NHTM Việt Nam.

Kết quả cuộc khảo sát đã cung cấp những thông tin khá thú vị xoay quanh những vấn

đề như: các ngân hàng Việt Nam có cần liên kết với nhau hay không? Nếu liên kết, đối tác liên kết sẽ là ai? Liên kết theo mô hình nào? Ưu và nhược điểm của việc liên kết là gì?

Thứ nhất, nhận định về tình hình hoạt động chung của các NHTM Việt Nam trong thời gian vừa qua, hầu hết các đối tượng được khảo sát đều đánh giá khá tốt và ghi nhận

---

những nỗ lực không ngừng của các NHTM Việt Nam. Trong tổng số 143 phiếu khảo sát thu nhận được, có đến 63.6% ý kiến cho rằng tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay ở mức tốt và rất tốt. Phổ biến nhất là nhận định hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay đang ở tình trạng tốt. Có thể xem đây là một tín hiệu lạc quan xuất phát từ quan

điểm của những người đang nghiên cứu cũng nhưđang công tác trong lĩnh vực ngân hàng.

Nhận định tình hình hoạt động NHTM VN Frequency Percent Valid

Percent Cumulative Percent Valid rất tốt 6 4.2 4.2 4.2 tốt 85 59.4 59.4 63.6 bình thường 50 35.0 35.0 98.6 yếu 2 1.4 1.4 100.0 Total 143 100.0 100.0

Thứ hai, khi được hỏi ý kiến về việc cho điểm tầm quan trọng của các yếu tố trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, kết quả

khảo sát cho thấy cả 10 yếu tố được nêu đều được đánh giá có vai trò rất quan trọng (giá trị

trung bình của các yếu tố đều đạt điểm 7/10 trở lên). Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng thể

hiện một thực trạng hiện nay của các NHTM Việt Nam là tình trạng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề liên kết các ngân hàng với nhau. Mức độ quan trọng của việc liên kết giữa các ngân hàng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh chỉ được đánh giá ở mức 7.85/10

điểm (xếp hạng 9/10 nhân tố).

Các nhân tố Mean

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nhận thức

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Xây dựng thương hiệu ngân hàng Đa dạng hóa dịch vụ

Phát hiện và phục vụ nhu cầu khách hàng Tăng cường quy mô vốn

Cải thiện hệ số an toàn tài chính Liên kết các ngân hàng Cơ cấu lại ngân hàng 9.10 9.05 8.87 8.60 8.58 8.46 8.24 8.18 7.85 7.77

---

Thứ ba, với câu hỏi riêng về tầm quan trọng của việc liên kết giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam với nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, kết quả khảo sát cho thấy đa số các ý kiến đều cho rằng việc liên kết là rất cần thiết (khoảng 75% ý kiến).

Không thc s

cn thiết

Rt cn thiết

Chi tiết hơn, hình thức liên kết nào là phù hợp với điều kiện hiện tại của các NHTM Việt Nam, kết quả như sau:

Hình thức liên kết phù hợp Việt Nam

Percent

Valid Liên kết nghiệp vụ 45.3 Sáp nhập, hợp nhất 16.4 Tập đoàn tài chính 38.3

Total 100.0

Như vậy, cả 3 cấp độ liên kết (liên kết về nghiệp vụ, sáp nhập - hợp nhất, và hình thành tập đoàn tài chính) đều thu hút sự quan tâm của những người được khảo sát. Hay nói cách khác, đứng từ góc độ mỗi cá nhân sẽ có những nhận định khác nhau về sự phù hợp của từng mô hình liên kết với tình hình hiện tại của các NHTM Việt Nam. Kết quả khảo sát cũng cho thấy khuynh hướng chỉ liên kết về mặt nghiệp vụ hoặc phát triển thành những tập đoàn tài chính – ngân hàng vững mạnh tỏ ra áp đảo hơn so với xu hướng sáp nhập, hợp nhất.

Nếu liên kết, đối tác nào sẽ là đối tác chiến lược: tổ chức tài chính trong nước, nước ngoài hay không phân biệt, miễn là sự hợp tác đem lại hiệu quả cao? Kết quả là hầu hết các

---

ý kiến cho rằng, liên kết với đối tác trong hay ngoài nước không phải là vấn đề quan trọng.

Điều quan trọng hơn là sự liên kết cần đem lại hiệu quả cho các bên tham gia.

Không phân bit

TCTD trong nước TCTD nước ngoài

Về những mục đích của các ngân hàng khi thực hiện việc liên kết, các ý kiến cũng rất khác nhau. Có rất nhiều ý kiến tập trung vào mục đích nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng quy mô vốn của ngân hàng và nâng cao uy tín của ngân hàng. Điều này cũng phần nào thể hiện sự thay đổi rất lớn về nhận thức của ngân hàng trong việc phục vụ khách hàng, bởi lẽ suy cho cùng, mọi sự thay đổi của ngân hàng cũng nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Mục đích Cases

Tăng quy mô nguồn vốn 110

Cải thiện hệ số tài chính 51

Củng cố khả năng quản trị rủi ro 85

Nâng cao uy tín ngân hàng 107

Khẳng định thương hiệu ngân hàng 63

Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 111

Tuy nhiên, không phải là không có những khó khăn khi tính đến việc liên kết giữa các ngân hàng với nhau. Khó khăn chủ yếu có thể rút ra từ cuộc khảo sát là sự hòa nhập văn hóa doanh nghiệp sau khi liên kết. Đa số các ý kiến (100/143) chọn lựa đây là vấn đề khó khăn nhất mà các ngân hàng gặp phải khi quyết định tiến hành liên kết với các tổ chức khác.

---

Khó khăn của việc liên kết cases

Chi phí liên kết cao

Tính linh hoạt của các tổ chức thành viên giảm sút Khó khăn hòa nhập văn hóa DN sau liên kết

Quyền lợi của cá nhân trong tổ chức suy giảm Trở ngại từ ràng buộc của pháp luật 23 65 100 58 70

Nhìn chung, kết quả cuộc khảo sát không quá bất ngờ nhưng những thông tin thu

được cũng khá thú vị. Có thể tóm tắt một số thông tin chính từ cuộc khảo sát này như sau: … Đa số các ý kiến đều cho rằng tình hình hoạt động hiện nay của các NHTM Việt

Nam đạt mức tốt.

… Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam, có rất nhiều vấn đề

cần quan tâm, trong đó quan trọng nhất là cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nhận thức rõ điểm mạnh - điểm yếu, thời cơ - thách thức của ngân hàng. … Đa số các ý kiến đều cho rằng sự liên kết giữa các ngân hàng Việt Nam nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động là rất cần thiết.

… Hình thức liên kết được xem là phù hợp với các NHTM Việt Nam nhất là liên kết về nghiệp vụ và hình thành tập đoàn tài chính – ngân hàng. Xu hướng sáp nhập, hợp nhất không được lựa chọn nhiều.

… Đối tác để liên kết không phân biệt trong hay ngoài nước, chỉ cần sự liên kết đem lại hiệu quả cao.

… Mục đích chính khi liên kết là nhằm phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng. … Khó khăn chủ yếu khi liên kết là sự hòa nhập văn hóa doanh nghiệp sau liên kết. Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng thu nhận thêm một số ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng về những giải pháp để tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam trong thời kỳ hội nhập:

… Hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp với các chuẩn mực trong nước và quốc tế

---

… Nâng cao khả năng quản trị điều hành của Hội đồng quản trị, Ban điều hành ngân hàng; nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ ngân hàng.

… Tăng cường năng lực tài chính của các ngân hàng.

… Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ. … Xây dựng phong cách phục vụ khách hàng hiện đại, thân thiện và hiệu quả.

… Đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết (đặc biệt với các đối tác nước ngoài) để tăng cường quy mô vốn, học tập kinh nghiệm quản lý, và tiếp cận công nghệ ngân hàng hiện đại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Lộ trình hội nhập trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đang dần được hiện thực hóa, tạo ra không ít cơ hội và thách thức cho hệ thống NHTM Việt Nam. Trước tình hình đó, bản thân các NHTM Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để cải thiện hình ảnh của ngân hàng trên mọi phương diện, bằng mọi cách có thể. Những kết quảđạt được trong thời gian qua là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, nếu cứ phát triển một cách riêng rẽ như vậy, không sớm thì muộn, các NHTM Việt Nam cũng sẽ lần lượt bị thôn tính bởi các NH nước ngoài. Chính vì thế, một vấn đề hết sức quan trọng và nhạy cảm mà các ngân hàng cần quan tâm hơn đó là việc làm thế nào để liên kết các NHTM Việt Nam với nhau để có thể tạo nên một sức mạnh to lớn hơn. Kết quả của cuộc khảo sát nhỏ trong phạm vi đề tài cũng một phần nào cho thấy quan

điểm về việc liên kết hiện nay của các NHTM Việt Nam. Liên kết là tất yếu, vấn đề là liên kết theo hướng nào và giải pháp để khắc phục những khó khăn, thúc đẩy quá trình liên kết mà thôi.

---

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUT MÔ HÌNH LIÊN KT VÀ GII PHÁP

TĂNG TÍNH KH THI TRONG VIC LIÊN KT

GIA CÁC NGÂN HÀNG VIT NAM

Xuất phát từ thực trạng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, kết hợp với xu thế

cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các ngân hàng nước ngoài, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những cán bộ - nhân viên đang công tác tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, có thể nhận thấy xu hướng liên kết được hầu hết mọi người ủng hộ.

Cũng xuất phát từ cuộc khảo sát của người viết, có thể nhận thấy quan điểm về mô hình liên kết cũng khá khác biệt, và cả 3 mô hình: liên kết đơn thuần về nghiệp vụ, sáp nhập và hợp nhất, tiến tới hình thành tập đoàn tài chính – ngân hàng đều là những hướng liên kết

đáng quan tâm. Quả thật, mỗi ngân hàng có những đặc điểm riêng, mỗi ban lãnh đạo ngân hàng có một tính cách riêng, vì vậy, họ có thể lựa chọn liên kết theo những mô hình khác nhau. Mỗi hình thức liên kết sẽ phù hợp với từng ngân hàng ở những trình độ phát triển khác nhau, và phụ thuộc vào chiến lược phát triển của chính các ngân hàng đó. Sự lựa chọn mô hình liên kết của từng ngân hàng thương mại còn tùy thuộc vào lợi thế cạnh tranh về kinh nghiệm, phạm vi hoạt động và đối tượng khách hàng của ngân hàng so với các đối thủ; năng lực tài chính, trình độ nhân lực, công nghệ của ngân hàng; nhất là năng lực quản trị điều hành của các cấp quản lý ngân hàng thương mại. Vấn đề là, dù lựa chọn mô hình liên kết

Một phần của tài liệu 397 Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)