Tăng tốc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu 397 Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập (Trang 58 - 59)

Năm 2006, tiếp nối làn sóng đầu tư công nghệ diễn ra mạnh mẽ trong năm 2005, các ngân hàng bắt đầu bước vào hoàn thiện cơ bản và đưa ra các dịch vụứng dụng.

Công nghệ thẻ ngày càng hiện đại và tiện ích. Các dịch vụ Internet Banking, Home Banking, Mobile Banking đã trở nên phổ biến và khá thông dụng. Ngay trong tháng 1 năm 2006, cơn sốt công nghệ phần mềm T24 của Temenos có khả năng thực hiện tới 1.000 giao dịch/giây, cùng lúc cho phép tới 110.000 người truy cập và quản trị tới 50 triệu tài khoản đã

được cùng lúc nhiều ngân hàng tiếp cận.

Lượng tiền các ngân hàng đổ vào hệ thống công nghệ cũng tập trung mạnh trong năm 2006. Sacombank đầu tư khoảng 4 triệu USD cho việc ứng dụng hệ thống Core Banking; VIB Bank cũng mất hàng triệu USD để hoàn thành dự án hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL do hãng System Access (Singapore) cung cấp; MB cũng đầu tư nhiều cho dự án

ứng dụng công nghệ T24 và đưa Internet vào ứng dụng quản lý hệ thống; EAB tập trung mạnh vào việc nghiên cứu những chiếc máy ATM thông minh,…Việc liên kết với các ngân hàng nước ngoài không chỉ đem lại cho các ngân hàng trong nước một nguồn vốn khá lớn. Với sự trợ giúp này, công nghệ ngân hàng trong nước ngày càng được cải thiện. Trước khi chính thức hợp tác về vốn với EAB, Citibank đã ký hợp đồng hợp tác với ngân hàng này về

phát triển dịch vụ. Theo đó, Citibank hỗ trợđào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của EAB về

---

của EAB5 với hệ thống thẻ của Citibank. Như vậy, sự liên kết này thúc đẩy các khách hàng của Citibank tại Mỹ, nhất là Việt kiều, chuyển tiền kiều hối về nước qua Ngân hàng Đông Á,

đồng thời mở rộng dịch vụ thẻ của EAB tại Mỹ. Hợp tác về liên kết thẻ giữa VNBC với China Union Pay6 sẽ tăng cường tiện ích rầt nhiều cho khách hàng của cả 2 bên.

Chính yêu cầu hội nhập đã buộc các ngân hàng phải hiện đại hóa công nghệ, nhưng nhìn xa hơn, các ngân hàng tập trung vào công nghệ, tăng cường dịch vụđể tăng thêm nguồn thu khi lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đang bị chia sẻ, hạn chế vì lãi suất huy động ngày càng cao,…Lợi nhuận từ phí dịch vụđang được các ngân hàng đặc biệt coi trọng. Công nghệ

thẻ, thanh toán và gần đây là công nghệ quản lý tài chính doanh nghiệp, tài chính cá nhân

đang và sẽđem lại nguồn thu rất lớn cho các ngân hàng.

Tuy nhiên, khi so sánh với các ngân hàng trong khu vực thì mạng lưới dịch vụ của các ngân hàng Việt Nam còn khá đơn điệu, chưa phong phú, chưa đáp ứng hết các nhu cầu của khách hàng. Các ngân hàng Việt Nam vẫn đang cung cấp chủ yếu là các dịch vụ ngân hàng truyền thống (huy động tiền gửi và cho vay). Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm hoặc triển khai thí điểm. Doanh thu từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm hơn 70% tổng nguồn thu; trong khi tỷ lệ thu phí dịch vụ chỉ đạt 6 – 10%. Hiện nay, số lượng các dịch vụ mà các ngân hàng Việt Nam cung cấp mới chỉ khoảng 300 dịch vụ (một ngân hàng lớn trên thế giới có khả năng cung cấp 6.000 loại dịch vụ). Nhiều dịch vụđã là thế mạnh của các ngân hàng nước ngoài vài chục năm, nhưng đối với các ngân hàng Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ (như dịch vụ tư vấn đầu tư, factoring, các nghiệp vụ

hoán đổi, options, future,…)

Một phần của tài liệu 397 Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)