Vào WTO là cuộc hội nhập lớn của cả nền kinh tế. Có thể coi năm 2006 là giai đoạn cuối của những công tác chuẩn bị cho hội nhập và hầu như tất cả các NHTM Việt Nam đều nhận thức rõ những thời cơ, thuận lợi cũng như những thách thức, trở ngại của tiến trình hội nhập đối với ngành ngân hàng nói chung và từng ngân hàng nói riêng. Một trong những biểu hiện cụ thể nhất là các ngân hàng Việt Nam đang cố gắng phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu của bản thân, đồng thời nỗ lực tìm hiểu ưu và nhược của những đối thủ
cạnh tranh để có được những bước đi thích hợp.
Tự nhận định về bản thân, các ngân hàng trong nước đã phân tích được nhiều điểm yếu: tiềm lực tài chính còn nhỏ bé, kinh nghiệm quản trị chưa cao, khả năng công nghệ còn
---
yếu,… Đây chính là những “gót chân Asin” của hệ thống ngân hàng Việt Nam mà các ngân hàng nước ngoài có thể tập trung khai thác. Với nhận thức như vậy, năm 2006 thực sự là năm các ngân hàng dồn sức khắc phục những điểm yếu. Về cơ bản, nhiều ngân hàng trong nước đã có được sự chủ động cần thiết và đang rất tự tin để nhập cuộc. Tuy vậy, phần lớn các ngân hàng chưa có chiến lược dài hạn mang tính cạnh tranh và khác biệt cao. Mô hình ngân hàng chủ yếu đều định hướng là ngân hàng bán lẻ nhưng thực tế vẫn hoạt động đa năng, thiếu tính chuyên nghiệp cao. Đối tượng khách hàng mà đa số các ngân hàng đang nhắm đến là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân nhưng thực tế vẫn chưa có những hoạt động ưu tiên và mang tính khuyến khích rõ ràng cho các đối tượng này. Hoạt
động theo khuôn mẫu cũ và theo trào lưu vẫn là hướng các ngân hàng đang tiến hành. Tình trạng như vậy sẽ rất khó tạo lập năng lực cạnh tranh cao cho các ngân hàng thương mại nội
địa trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO.
Về phía đối thủ - các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng Việt Nam cần phải nhận diện được đúng thực lực, khả năng, cũng như những chiến lược phát triển đầy tham vọng của họ. Thời gian đầu, các ngân hàng nước ngoài chưa quan tâm nhiều đến hoạt động tín dụng bởi độ rủi ro cao do sự thiếu hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước và sự thiếu minh bạch trong kinh doanh của khu vực doanh nghiệp tư nhân. Có ngân hàng nước ngoài khi huy
động được vốn nhiều đã phải cho ngân hàng trong nước vay lại chứ không tìm được địa chỉ để cho vay. Trong khi đó, các ngân hàng nước ngoài lại rất quan tâm đến các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực còn độc quyền cao như viễn thông, hàng không và đặc biệt chú trọng đến dịch vụ bán lẻ. Các dịch vụ bán lẻ có hàm lượng công nghệ cao sẽđược các ngân hàng nước ngoài ưu tiên phát triển như tư vấn tài chính và đầu tư, môi giới tài chính, quản lý danh mục
đầu tư, quản lý tài sản. Đây cũng chính là những lĩnh vực mà các ngân hàng trong nước chưa làm được nhiều. Hiện nay, một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như ANZ, HSBC, Citibank đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc đua này. Lĩnh vực thẻ cũng rất thu hút được sự
quan tâm của các ngân hàng nước ngoài, theo hướng phát triển dịch vụ gia tăng trên thẻ. Để
giảm chi phí đầu tư ban đầu, các ngân hàng nước ngoài sẽ tìm cách khai thác ngay cơ sở hạ
tầng hiện có của hệ thống thẻ thanh toán của các ngân hàng Việt Nam bằng các biện pháp liên kết dọc, ngang trên thị trường.
Mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam là sẽ
nhanh chóng mở rộng thị phần. Như vậy, giải pháp tối ưu của họ trong lúc này là tìm mọi cách mua cổ phần của các ngân hàng trong nước, tiến tới khả năng chi phối. Như vậy, họ sẽ
---
tận dụng và phát triển ngay trên thị phần và cơ sở hạ tầng hiện có của các ngân hàng Việt Nam, thay vì thành lập chi nhánh hay thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài quá tốn kém. Với cách làm này, các ngân hàng nước ngoài đồng thời khắc phục được những nhược
điểm của họ như thiếu kinh nghiệm thị trường, khác biệt về văn hóa. Trong tương lai sẽ có nhiều vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng, đồng thời sẽ có những cuộc cạnh tranh nhằm thu hút nhân tài từ các ngân hàng trong nước, đặc biệt là từ các ngân hàng quốc doanh.