Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 284 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Biên Hòa đến năm 2010 (Trang 63 - 70)

3.4.2.1 Nâng cao khả năng hội nhập của toàn hệ thống.

So với trình độ chung của khu vực và thế giới, Ngân hàng Công thương Việt Nam còn khoảng cách khá xa và phải khắc phục nhiều mặt yếu kém. Do vậy, để đẩy nhanh tốc độ đổi mới và rút ngắn khoảng cách trong phát triển, chủ động tham gia cạnh tranh và hội nhập một cách có hiệu quả, chúng ta phải thực hiện các giải pháp sau đây:

• Điều chỉnh mô hình tổ chức của Ngân hàng Công thương Việt Nam hướng vào khách hàng và lấy khách hàng làm trung tâm với những định chế quản lý rủi ro và quản lý tài sản phù hợp.

• Cơ cấu lại vốn điều lệ, vốn tự có để đảm bảo theo tiêu chuẩn vốn tự có của ngân hàng thanh toán quốc tế. Tiềm lực tài chính của Ngân hàng Công thương còn quá

bé so với các NHTM cỡ trung bình trong khu vực và trên thế giới, vì thế không đạt được chỉ tiêu an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế. Vì vậy, việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Công thương một mặt giúp tăng tỷ lệ an toàn vốn nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao uy tín trong hoạt động đối ngoại, mặt khác tăng cường khả năng cạnh tranh, tạo cơ hội mở rộng cho vay, huy động vốn và tăng lợi nhuận.

• Xác định quy mô kinh doanh hiệu quả của ngân hàng hàng để xây dựng hệ thống mạng lưới chi nhánh phù hợp theo hướng mở rộng các chi nhánh tại các trung tâm thương mại, siêu thị nhằm cắt giảm chi phí gia nhập so với chi phí thành lập chi nhánh.

3.4.2.2 Xây dựng lại quy trình nghiệp vụ.

Quy trình nghiệp vụ hiện nay của Ngân hàng Công thương KCN Biên Hoà là tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình do Ngân hàng Công thương Việt Nam đưa ra. Trong quy trình này còn quy định những bước nhập nhằn không thật sự cần thiết. Chẳng hạn như quy định về hồ sơ lưu trữ giữa các phòng ban còn trùng lắp (Phòng kế toán, tín dụng, thanh toán quốc tế đều lưu một bộ hồ sơ pháp lý của từng khách hàng có giao dịch thanh toán XNK tại Ngân hàng), hay việc giải phóng bộ chứng từ gốc cho khách hàng đi nhận hàng phải sau khi Phòng tín dụng làm xong hồ sơ vay trong khi Phòng thanh toán quốc tế đã kiểm tra tính xác thực của bộ chứng từ gốc này!….

Việc tuân thủ theo quy trình của Ngân hàng Công thương Việt Nam đã làm cho Ngân hàng Công thương KCN Biên Hoà ngốn rất nhiều thời gian của khách hàng đến giao dịch. Hơn nữa, do lãnh đạo Ngân hàng Công thương KCN Biên Hoà không chỉ đạo các phòng ban linh động trong việc xử lý những tình huống tương tự như trên nên đã làm kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục trong tất cả các khâu.

Thời gian là vàng bạc, do đó, khách hàng có thể chấp nhận trả một mức cao hơn để tiết kiệm được thời giờ quý báu. Vì vậy, để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác thì đòi hỏi Ngân hàng Công thương KCN Biên Hoà phải tìm cách rút ngắn đến tối

thiểu thời gian giải quyết hồ sơ. Một biện pháp vô cùng quan trọng và hiệu quả là xây dựng lại quy trình nghiệp vụ mới linh hoạt hơn và nhanh gọn hơn.

3.4.2.3 Nâng cao thẩm quyền phán quyết và tự chủ cho các chi nhánh.

Ngân hàng Công thương Việt Nam còn ràng buộc nhiều đối với các chi nhánh trực thuộc của mình nên đã làm hạn chế nhiều khả năng phát triển của các chi nhánh. Ví dụ như đối với mức cho vay và bảo lãnh trên 100 tỷ đồng thì các chi nhánh phải làm tờ trình trình ra Hội sở (đặt tại Hà Nội) và chỉ có thể tiến hành thủ tục cho vay sau khi nhận được phê duyệt của Hội sở, hoặc việc quy định tỷ lệ ký quỹ cho những L/C sử dụng vốn tự có cũng gây nhiều khó khăn cho khách hàng (tỷ lệ ký quỹ không được dưới 50% giá trị L/C) …

Chính điều này đã làm hạn chế khả năng tự chủ và thẩm quyền phán quyết của các chi nhánh, làm hạn chế khả năng cạnh tranh của chi nhánh so với các ngân hàng khác. Do đó, Ngân hàng Công thương Việt Nam nên thông thoáng hơn đối với các chi nhánh trong việc quy định quyền tự chủ và phán quyết của chi nhánh như: các chi nhánh được tự quyết và tự chịu trách nhiệm đối với mọi khoản vay; tỷ lệ ký quỹ mở L/C cả bằng vốn vay và vốn tự có, mức lãi suất cho vay và huy động nên để cho các chi nhánh tự quyết căn cứ theo mức xấp xỉ với quy định của các ngân hàng trong cùng khu vực …

Ngoài ra, Ngân hàng Công thương Việt Nam nên đổi mới cơ chế quản trị điều hành, theo hướng tăng quyền tự chủ chi phí cho hoạt động marketing đối với các chi nhánh ngân hàng của mình, có quy định và cơ chế kiểm soát tránh hoạt động quảng cáo, hoạt động marketing có tính chất trùng lắp, chồng chéo, kém hiệu quả, chi về quan hệ, chi theo cảm tính …

3.4.2.4 Nhanh chóng tiến hành cổ phần hóa Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Trước môi trường hoạt động ngày càng cạnh tranh quyết liệt, các NHTM Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn lớn trong quá trình tái cơ cấu hoạt động. Cổ phần hoá NHTM là một nhu cầu cần thiết và thực tế, một xu hướng tất yếu khi mà định hướng chung của nền kinh tế nước ta là hội nhập với kinh tế quốc tế.

Ngân hàng Công thương Việt Nam nên nhanh chóng thực hiện việc cơ cấu lại để chuẩn bị sẵn sàng cho việc cổ phần hoá ngay khi có chủ trương của Nhà nước nhằm đi trước, đón đầu và phát triển. Thực hiện cổ phần hoá, Ngân hàng Công thương Việt Nam sẽ đạt được những hiệu quả sau:

• Đảm bảo nâng cao được hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống.

• Cho phép huy động một lượng vốn lớn trong và ngoài nước để gia tăng vốn điều lệ của Ngân hàng.

• Thúc đẩy đổi mới, sắp xếp lại các chi nhánh gắn với xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng.

KẾT LUẬN

Tiếp cận mục đích nghiên cứu, thông qua các giải pháp nghiên cứu logic và duy vật biện chứng, luận án đã thực hiện được mục tiêu đề ra là đưa ra được các Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Biên Hoà đến năm 2010”.

Kết cấu luận án gồm ba chương. Trong chương một, luận án đã trình bày khái quát về cơ sở lý luận của khái niệm “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”, đồng thời cũng đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp trong Ngành ngân hàng nói riêng.

Dựa trên cơ sở lý luận, trong chương hai luận án đã tiến hành phân tích tình hình hoạt động chung của Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Biên Hoà trong ba năm gần nhất: 2002, 2003, và 2004; phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Biên Hoà cũng như tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Từ đó, đưa ra các điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp cả vĩ mô và vi mô, đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Biên Hoà.

Chương ba của luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Biên Hoà đến năm 2010 theo ba nhóm: Nhóm giải pháp phát huy điểm mạnh; nhóm giải pháp hạn chế điểm yếu và nhóm giải pháp tận dụng dụng cơ hội. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, cũngnhư đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam có tác động lớn và tích cực đến việc gia tăng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Biên Hoà.

Tuy nhiên, những giải pháp luận án đưa ra cần được nghiên cứu sâu rộng hơn để việc thực thi đạt được hiệu quả tối ưu. Vì vậy, đề tài này sẽ được tiếp tục nghiên cứu cao và sâu hơn trong thời gian tới.

Vì khả năng và thời gian còn hạn chế, luận án không tránh khỏi có những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các quý Thầy, Cô để luận án được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Đỗ Chí-Trần Nam Bình (2001), Đánh thức con rồng ngủ quên - Kinh tế Việt Nam đi vào thế kỷ 21, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (VAPEC) và Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp xuất bản, TP.HCM.

2. Nguyễn Thị Liên Diệp , Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê, 2003.

3. Lê Đăng Doanh, Ths. Nguyễn Thị Kim Dung, Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, Nhà xuất bản Lao động, 1998.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Lê Thanh Hà, Tâm lý lãnh đạo, bài giảng trình độ cao học.

6. Hồ Đức Hùng, Marketing căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, 1998. 7. Hồ Đức Hùng, Quản trị marketing, bài giảng trình độ cao học.

8. Đinh Sơn Hùng, Một số vấn đề cơ bản về lý thuyết kinh tế, Trường Đại học Kinhtế, 1997.

9. Nguyễn Hữu Lam, Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.

11. Dương Quang Mỹ, Đóng góp một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất bao bì carton tại TPHCM, Luận văn thạc sĩ kinh tế, TPHCM, 1999.

12. Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Thị trường – chiến lược – cơ cấu, Nhà xuất bản Thành phố HCM, 2004.

13. Vũ Công Tuấn, Quản trị dự án, Nhà xuất bản Tp.HCM, 1999.

14. Vũ Công Tuấn, Phân tích kinh tế dự án đầu tư, Nhà xuất bản TP.HCM, 2002. 15. Trần Văn Tùng, Cạnh tranh kinh tế, Nhà xuất bản Thế giới, 2004.

16. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia & Ngân hàng Thế giới (2004), Việt Nam: Sẵn sàng gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Tạp chí Phát triển kinh tế - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM 18. Tạp chí Ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

19. Tạp chí Công nghệ ngân hàng – Trường Đại học Ngân hàng TPHCM. 20. Thời báo Ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

21. Thông tin Ngân hàng Công thương Việt Nam - Ngân hàng Công thương Việt Nam. y Các website www.worldbank.org.vn Ngân hàng Thế giới www.imf.org Quỹ Tiền tệ quốc tế www.vietrade.gov.vn Cục xúc tiến thương mại Việt Nam www.dei.gov.vn Hội nhập kinh tế quốc tế http://business.vnn.vn VNN Business www.exim-pro.com

Xúc tiến xuất nhập khẩu www.cpv.org.vn Đảng Cộng sản Việt Nam www.na.gov.vn Quốc hội www.mof.gov.vn Bộ Tài chính www.mpi.gov.vn Bộ Kế hoạch và Đầu tư http://vcci.com.vn

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp VN www.buyusa.gov/vietnam/vi/

Thương vụ Mỹ tại Việt Nam www.vietcombank.com.vn

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam www.vnexpress.net

Tin nhanh Việt Nam www.tintucvietnam.com Tin tức Việt Nam www.mofa.gov.vn Báo Quốc tếđiện tử

www.vneconomy.com.vn Thời báo Kinh tế Việt Nam www.saigontimes.com.vn/tbktsg Thời báo Kinh tế Sài Gịn www.vninvest.com Tạp chí Đầu tư trực tuyến www.tapchicongsan.org.vn Tạp chí Cộng sản www.vietlaw.gov.vn Cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam www.vitinfo.com.vn Văn bản Luật Việt Nam

Một phần của tài liệu 284 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Biên Hòa đến năm 2010 (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)