Hạn chế do luật điều chỉnh

Một phần của tài liệu 284 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Biên Hòa đến năm 2010 (Trang 37 - 38)

Thời gian qua Việt Nam đã có những bước đi đáng kể để chuyển từ một hệ thống tài chính kiểm soát trực tiếp sang hệ thống tài chính vận hành theo cơ chế thị trường, điều hành bằng pháp luật.

Năm 1998 luật các TCTD ra đời với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh tiền tệ. Mặc dù đã được sửa đổi và bổ sung gọi là Luật sửa đổi thông qua ngày 15/6/2004 nhưng Luật các TCTD cũng còn bộc lộ nhiều thiếu sót, chưa quy định cụ thể, rõ ràng. Ví dụ như: chưa có hướng dẫn cụ thể về tín dụng chính sách, chưa

giải thích rõ những quy định mới về Quỹ tín dụng nhân dân .... Ngoài ra, các luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn dưới luật, thông tư, nghị định chưa đồng bộ, chưa phù hợp và chưa thật sự hỗ trợ cho hoạt động của các TCTD.

Đối với nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngoài việc tuân thủ luật pháp quốc gia, ngân hàng còn phải tuân thủ theo các thông lệ quốc tế như: UCP 500, URC 522, Incoterm 2000 … Xét về mặt lý thuyết thì việc vận dụng những thông lệ này vào thanh toán quốc tế ở nước ta là gần như tuyệt đối mà không có bất kỳ sự điều chỉnh nào. Tuy nhiên, hiệu quả áp dụng thông lệ quốc tế vào từng nước tuỳ thuộc rất lớn vào luật pháp quốc gia. Trong điều kiện hiện nay của chúng ta, với hệ thống pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộ thì các ngân hàng vẫn có thể gặp rủi ro trong giao dịch thanh toán quốc tế cho dù họ đã tìm cách tự bảo vệ mình.

Một phần của tài liệu 284 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Biên Hòa đến năm 2010 (Trang 37 - 38)