Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu 284 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Biên Hòa đến năm 2010 (Trang 50 - 51)

Nghiệp vụ tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho hệ thống NHTM quốc doanh nói chung cũng như Ngân hàng Công thương KCN Biên Hoà nói riêng. Hơn nữa, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương KCN Biên Hoà hiện giữ một vị trí tương đối khá – đứng thứ ba trên toàn tỉnh. Vì thế, để tạo sự khác biệt hóa cho nghiệp vụ tín dụng trong điều kiện giá cả ngang nhau giữa các ngân hàng thì chỉ có cách là Ngân hàng Công thương KCN Biên Hoà phải nâng cao chất lượng của nghiệp vụ tín dụng.

Việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm giúp Ngân hàng đạt được :

+ Những khách hàng làm ăn chân chính sẽ tìm đến Ngân hàng với mong muốn dự án đầu tư của họ sẽ được thẩm định lại một cách kỹ càng hơn.

+ Những khách hàng có mưu đồ xấu khó lòng qua mắt được tại một ngân hàng mà có trình độ thẩm định cao, như vậy rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng giảmxuống.

+ Với những khách hàng là doanh nghiệp đã tạo được thương hiệu trên thị trường thì rõ ràng sự hợp tác của họ với Ngân hàng sẽ giúp cho thương hiệu của Ngân hàng ngày càng nâng lên.

+ Với những khách hàng là doanh nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng thương hiệu, việc Ngân hàng có uy tín đồng ý hợp tác với họ là một tiêu chí giúp họ khẳng định tên tuổi trên thị trường.

Cụ thể, Ngân hàng cần tiến hành thực hiện các biện pháp sau:

1/ Tiếp tục chú trọng và đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro tín dụng:

• Tiếp tục chương trình quy chế hoá, quy trình hoá các hoạt động tín dụng.

• Xây dựng cẩm nang tín dụng, cẩm nang quản lý rủi ro để giúp cán bộ tín dụng có được những thông tin chính xác nhất về khách hàng.

• Tuân thủ nghiêm túc các quy chế, quy trình tín dụng.

• Phân tích và dự báo chính xác xu hướng diễn biến thị trường các loại sản phẩm, hàng hoá quan trọng trên thị trường.

2/ Đổi mới công tác thẩm định:

• Đổi mới quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay.

• Hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, văn bản, hồ sơ vay vốn theo đúng quy định của chế độ tín dụng hiện hành.

• Nêu rõ thực trạng sản xuất kinh doanh, kiểm tra phương án kinh doanh của khách hàng và đề xuất cho vay.

3/ Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng:

Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng theo nghĩa rộng. Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi quản lý tài khoản cho vay. Thông tin tín dụng có thể thu được từ các nguồn sẵn có ở ngân hàng, từ khách hàng hay từ các nguồn thông tin khác như các cơ quan thông tin đại chúng, toà án …

Một phần của tài liệu 284 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Biên Hòa đến năm 2010 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)