Trước đây chi phí này bị khống chế ở mức 5-7% trên tổng chi phí. Sự khống chế này hoàn toàn không phù hợp với tình hình cạnh tranh quyết liệt hiện nay. Nhà nước nên để cho các doanh nghiệp tự cân đối trong khả năng tài chính và trên cơ sở hiệu quả kinh doanh của đơn vị, không nên khống chế bằng tỷ lệ trên tổng chi phí sẽ gây hiệu ứng ngược.
Một khía cạnh khác là mức phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, yếu tố pháp lý đầu tiên để xây dựng thương hiệu. Hiện nay, để đưa một nhãn hiệu vào ngành, doanh nghiệp đã phải tốn kém rất nhiều chi phí như: chi phí thiết kế, hoàn thiện thủ tục pháp lý, các chi phí đưa một nhãn hiệu thành thương hiệu, chi phí đăng ký sở hữu nhãn hiệu là 10 triệu đồng,…..gây tốn kém rất nhiều cho doanh nghiệp.
Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký, quản lý và bảo vệ thương hiệu ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, trước hết là đối với những thương hiệu đã có vị trí trên thị trường.
3.4.1.2. Hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing.
• Mở rộng và nâng cao công tác đào tạo marketing ngân hàng. Học viện ngân hàng và Đại học ngân hàng cần tăng số tiết giảng và nội dung giảng về marketing ngân hàng, thường xuyên phối hợp với các NHTM tổ chức khoá đào tạo ngắn ngày, tập huấn hội thảo về marketing với các NHTM, tăng số lượng đề tài nghiên cứu sinh, cao học, tốt nghiệp đại học nghiên cứu về marketing.
• Bộ Tài chính nới rộng, tăng tỷ lệ chi phí marketing cho các NHTM trong tổng phí của các NHTM.
• Tăng cường phối hợp, hợp tác giữa các NHTM về marketing ngân hàng. Sự phối hợp này có thể thông qua Hiệp hội Ngân hàng, định kỳ tổ chức Hội nghị công nghệ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng hay các hoạt động tương tự khác.
3.4.1.3 Đầu tư đào tạo cán bộ của các cơ quan chức năng.
Đầu tư đào tạo cán bộcủa cơ quan chức năng làm nhiệm vụ tiếp nhận, thụ lý hồ sơ, cấp phép sở hữu và những cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại là yếu tố quan trọng trong việc rút ngắn được rất nhiều thời gian cho khách hàng muốn vay vốn ngân hàng để phục vụ công việc kinh doanh của mình.
3.4.1.4 Tạo môi trường pháp lý ổn định cho các tổ chức tín dụng kinh doanh.
Nhà nước cần sớm hoàn thiện Luật các tổ chức tín dụng để tạo cơ sở pháp lý cơ bản cho việc chỉnh sửa cơ chế và thể lệ nghiệp vụ và tổ chức hoạt động của các TCTD và các quan hệ tín dụng trong nền kinh tế. Cụ thể như:
• Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi Luật, Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan, nhất là NHNN cần có kế hoạch cụ thể trong việc rà soát các văn bản pháp luật có liên quan đến việc thực thi sửa đổi, có kế hoạch sửa đổi, thay thế hoặc ban hành các văn bản mới hướng dẫn cho phù hợp với Luật.
• Có hướng dẫn cụ thể về: tín dụng chính sách, Quỹ tín dụng nhân dân, về mua cổ phần hay góp vốn của các TCTD nước ngoài.
• Ngân hàng Nhà nước cần có kế hoạch phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan để hướng dẫn hoạt động cho các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, vừa đảm bảo quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, vừa bảo đảm có sự quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tránh tình trạng gây lũng đoạn thị trường tiền tệ Việt Nam.
Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý; nâng cao vai trò của NHNN và của Hiệp hội ngân hàng, nên xem xét việc ban hành Luật quốc gia để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động mua bán với đối tác nước ngoài trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Bên cạnh đó, Nhà nước nên sửa đổi các Bộ Luật: Luật phá sản doanh nghiệp đang có những bất cập hiện nay về việc không thừa nhận tư cách có đảm bảo của ngân
hàng bảo lãnh; Luật doanh nghiệp nhà nước trong việc quy định và xác định tài sản dây chuyền công nghệ chính làm thế chấp vay vốn ngân hàng….
3.4.1.5 Hoàn thiện Luật cạnh tranh, tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Ngày 01/07/2005 vừa qua, Luật cạnh tranh chính thức có hiệu lực. Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ chỗ không công nhận vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế, đến nay Nhà nước đã tạo hẳn ra một công cụ có địa vị pháp lý cao nhất để điều tiết cạnh tranh, coi nó như là một thuộc tính cố hữu của mọi nền kinh tế thị trường; hơn nữa còn khẳng định cạnh tranh là động lực thúc đẩy quá trình sáng tạo, sản xuất và phân phối của cải vật chất.
Tuy nhiên, do Luật cạnh tranh mới ra đời nên chắc chắn sẽ còn những bất cập trong việc thực thi. Hiện nay, cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ là một đơn vị trực thuộc Bộ Thương mại nên khó có thể đưa ra được những phán quyết khách quan do không đủ quyền lực. Do đó, Nhà nước cần sớm nghiên cứu từ thực tiễn và hoàn thiện Luật này để tạo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.