- Góp phần đẩy mạnh việc đáp ứng nhu cầu về vốn, thúc đẩy phát triển cho thị trường bất động sản.
trường bất động sản
3.3. Các giải pháp bổ trợ chính sách tài chính phát triển thị trường bất động sản
các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản uy tín. Đây là một loại chứng khoán kết hợp giữa hình thức đầu tư chứng khoán và đầu tưbất động sản được đảm bảo giá trị
bằng bất động sản. Theo mô hình này, chủ đầu tư dự án bất động sản được phép phát hành rộng rãi chứng chỉbất động sản, không giới hạn số lượng nhà đầu tư tham gia. Chứng chỉ bất động sản được tự do chuyển nhượng để tăng tính thanh khoản. Ngoài ra, trước khi phát hành chứng chỉ bất động sản, các chủ đầu tư phải công bố
bản cáo bạch về tình hình tài chính; nội dung dự án; quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia; tiến độ thực hiện dự án và vấn đề bồi thường cho nhà đầu tư khi dự án chậm tiến độ; rủi ro có thể xảy ra. Đây là cơ sởđể công chúng quyết định việc mua chứng chỉ bất động sản. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm giám sát việc giải ngân theo tiến độ thi công, đảm bảo vốn của nhà đầu tưđược sử dụng đúng mục đích. Khi dự án hoàn tất, toàn bộ bất động sảnđược đưa ra bán đấu giá. Và các nhà đầu tư sẽđược chia (từ số tiền thu được) theo tỷ lệ chứng chỉbất động sảnđang nắm giữ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi cho bất động sản, với loại chứng chỉ này người mua bất động sản sẽ có được một số quyền lợi khi mua nhà, và các tổ chức tín dụng cũng thu hút được một lượng vốn nhất định cho thị trường bất động sản.
- Chứng khoán hoá các tài sản cầm cố, thế chấp có nguồn gốc từ bất động sản. Khi giá trị của các tài sản này được định giá một cách chính xác và được chứng khoán hoá, thì các tổ chức tín dụng có thể mua và bán một cách dễ dàng. Cứ thế tạo ra dòng tiền dài hơi để đầu tư vào thị trường bất động sản, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong thị trường. Vì vậy, khó khăn về vốn để phát triển thị trường bất động sản dần dần được khắc phục.
3.3. Các giải pháp bổ trợ chính sách tài chính phát triển thị trường bất động sản sản
3.3.1. Luật pháp
Một số chính sách pháp luật về nhà - đất sẽ phải thay đổi cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Đã đến lúc phải tính đến những biện pháp quản lý, những hệ
thống pháp luật, cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Tất cả những công cụ pháp luật đó sẽ được xây dựng trên nền móng là sự bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Luật phải đúng, hợp lý và hợp thời. Đừng để thực thi kéo dài những luật không hợp lý khiến doanh nghiệp và người dân phải đối phó, phải tránh né, dẫn đến xảy ra bao vụ việc gây khó khăn cho chính quyền và người dân. Luật lệ tốt phải tạo ra sự tin tưởng, sự hợp tác phát triển giữa chính quyền và doanh nghiệp - người dân để cùng phát triển.
Chắc chắn muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản thì pháp luật về đất đai phải đầy đủ, minh bạch chứ không thể tiếp tục chồng chéo, quy định này lại phủđịnh quy định kia.
Tập trung xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật vềđất đai, đề ra các chính sách liên quan đến đất đai phù hợp nhất, cải cách và tinh giảm thủ tục hành chính pháp lý để giải quyết nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, cũng như phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư tạo ra nhiều hàng hóa với đầy đủ tính pháp lý, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản chính thức phát triển. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những điều kiện quan trọng nhất trong việc bình ổn thị trường bất động sản, song do thủ tục xin cấp sổđỏ, sổ hồng phức tạp, tốn nhiều thời gian, và phần nào là sự chậm chạp trong công tác cấp giấy của Nhà nước khiến thị trường bất động sản phi chính thức vẫn họat động với quy mô lớn. Do vậy, cần phải có hệ thống pháp lý và hình thành hệ thống các cơ quan chuyên trách quản lý thị trường bất động sản để quản lý thị trường bất động sản ở Việt Nam.