Chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp

Một phần của tài liệu 215 Chính sách tài chính phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam (Trang 55 - 56)

- Quý 12007: Bắt đầu một thời kỳ khởi phát mớ

2.2.4.2.Chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp

động sản ở Việt Nam trong thời gian qua

2.2.4.2.Chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp

Nhà nước đã đề ra nhiều chương trình phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp từ nhiều năm qua, bao gồm cả việc cam kết bao tiêu 30-60% sản phẩm trong một số dự án. Do nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở xã hội khá lớn, nên phải kêu gọi các doanh nghiệp cùng tham gia. Thế nhưng, lại không có nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển các dự án nhà ở cho người thu nhập trung bình và thấp trong thời gian qua. Nguyên nhân làm chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở xã hội chưa đạt được hiệu quảđược cho rằng:

Thứ nhất, Nhà nước chưa có các quy định cũng như các chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý, thậm chí một số quy định hiện hành không kích thích đầu tư như: Theo qui định nhà nước, nhà ở xã hội chỉ được xây dựng tối đa sáu tầng. Với quĩ đất khan hiếm, giá đất cao, qui định như vậy sẽ khó có hiệu quả, ngoài việc không tận dụng được quĩ đất đô thị, công trình xây dựng thấp tầng chi phí cao dẫn đến giá thành cao, không phù hợp với đối tượng thu nhập thấp...; Nghị định 90/2006/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 06/09/2006 về việc hướng dẫn chi tiết Luật nhà ở có quy định các dự án 10 hecta trở lên phải dành một phần đất ở (tối đa là 20% đất tùy địa phương) để chính quyền địa phương phát triển nhà xã hội. Quy định này không khuyến khích đầu các dự án lớn vì mức nghĩa vụ nếu lên đến 20% đất dự án là quá cao.

Thứ hai, một khó khăn khác trong phát triển quỹ nhà ở cho người thu nhập trung bình và thấp vẫn là nguồn vốn. Các ngân hàng có khuynh hướng tài trợ rất thấp cho các dự án dạng này. Theo quy định, ngân hàng chỉ được phép sử dụng tối đa 30% nguồn vốn trung và ngắn hạn cho bất động sản. Mà dự án nhà ở cho người thu nhập trung bình và thấp lại là loại hình sản phẩm có lợi nhuận thấp và thời gian thu hồi vốn chậm. Trong khi các doanh nghiệp phải lo tìm vốn thì về phía Nhà nước, việc huy động vốn cho chính sách này cũng tỏ ra kém hiệu quả. Mặc dù nhiều địa phương đã lập các dự án phát triển nhà cho người có thu nhập thấp, nhưng thực tế việc những người có thu nhập thấp mua được nhà vẫn là một viễn cảnh xa vời. Nhưở Thành phố Hồ Chí Minh, dù đã đề ra các giải pháp về nhà ở cho người thu nhập thấp nhưng đến nay hướng tiến triển vẫn chưa rõ. Khởi động giữa năm 2005, chương trình hỗ trợ vốn vay mua nhà của Quĩ Phát triển nhà ở Thành phố đưa ra tiêu chuẩn: người vay là cán bộ, công nhân, người lao động hưởng lương nhà nước có thời gian làm việc tại cơ quan liên tục từ ba năm trở lên... Tuy nhiên đối tượng được vay khá hạn chế. Sau đó Thành phố có mở rộng tiêu chuẩn cho vay, nâng số tiền hỗ trợ từ 200 triệu đồng lên 300 triệu, nâng thời gian cho vay đến 15 năm... Nhưng đến nay, số người được vay vẫn còn ít. Theo số liệu thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 109.185 cán bộ công nhân viên chức đang làm việc tại các cơ quan nhà nước. Trong đó, ước tính người có nhu cầu nhà ở gần 22.000 người, chiếm khoảng 20%. Do đó, nhà ở cho người có thu nhập thấp đang có nhu cầu rất lớn. Đây được xem là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.

Thứ ba, vấn đề quan trọng hiện nay là quỹ đất dành cho người có thu nhập thấp không đáp ứng đủ nhu cầu người mua. Bên cạnh đó, khó khăn lớn về giá đất khiến nhiều sản phẩm làm ra không có giá bán phù hợp với khả năng của sốđông người có nhu cầu trong xã hội.

Một phần của tài liệu 215 Chính sách tài chính phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam (Trang 55 - 56)