Áp dụng thuế sử dụng đất

Một phần của tài liệu 215 Chính sách tài chính phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam (Trang 68 - 70)

- Góp phần đẩy mạnh việc đáp ứng nhu cầu về vốn, thúc đẩy phát triển cho thị trường bất động sản.

3.2.1.1.Áp dụng thuế sử dụng đất

trường bất động sản

3.2.1.1.Áp dụng thuế sử dụng đất

Xây dựng sắc thuế sử dụng đất mới trên cơ sở sáp nhập thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà đất. Xuất phát từ những tồn tại của thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà đất nên cần có phương án xây dựng lại một sắc thuế mới thay thế chung cho cả hai sắc thuế nêu trên. Lý do thay hai sắc thuế trên bằng một sắc thuế mới được đưa ra là: đối với thuế nhà đất hiện nay Nhà nước mới chỉ thu thuế đất, tạm thời chưa thu thuế nhà, và cơ sở tính thuếđất lại dựa trên cơ sở tính thuế sử dụng đất nông nghiệp. Suy cho cùng, cả hai sắc thuế thu theo mục đích sử dụng đất, một bên là thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, một bên là thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được tính như là bội số của thuế sử dụng đất nông nghiệp theo từng hạng đất đã được xác định. Ngoài ra, một số địa phương nhận thấy rằng thu thuế sử dụng đất nông nghiệp không mang lại nhiều lợi ích xã hội, là gánh nặng cho nông dân nên đã kiến nghị bỏ sắc thuế này. Vì vậy, cần hợp nhất hai sắc thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà đất thành thuế sử dụng đất với những quy định tiến bộ, hợp lý hơn và góp phần làm đơn giản hóa hệ thống thuế hiện hành. Từ đó, thuận tiện cho việc so sánh, phân tích, đánh giá, thiết kế thuế suất phù hợp từng vùng, từng khu vực, khắc phục sự chênh lệch quá lớn về hiệu quả kinh tế giữa thành thị và nông thôn tạo sự công bằng và đồng bộ, đảm bảo ổn định nguồn thu cho ngân sách, góp phần thực hiện các mục tiêu khác của chính sách thuế như bình ổn thị trường, khuyến khích đầu tư, sử dụng đất hiệu quả và tiết kiệm,…

Thuế sử dụng đất áp dụng cho tất cả các loại đất, mọi cá nhân hay tổ chức sở hữu quyền sử dụng đất hay không sở hữu quyền sử dụng đất nhưng đang được giao để sử dụng đất đều là đối tượng thu thuế, trừ những diện tích đất phục vụ mục đích công cộng, phúc lợi xã hội, an ninh quốc phòng thì không phải nộp thuế. Các yếu tố vật chất gắn liền trên đất như nhà cửa, công trình kiến trúc, cây trồng,…sẽ được chuyển qua thuế tài sản.

Cơ sở tính thuế vẫn là diện tích mỗi loại đất, giá đất, và thuế suất.Vì thế, mức linh động của thuế này nằm ở chỗ giá đất và thuế suất. Do đó, cần phải định giá đất chính xác và hợp lý. Về thuế suất có thể áp dụng hai phương án là: chỉ nên quy định một loại thuế suất cho tất cả các loại đất nhằm mục đích đơn giản trong quản lý và tính thuế bởi vì giá đất đã được xác định theo từng khu vực, hoặc nên

phân thành hai loại thuế suất: một cho đất phục vụ sản suất kinh doanh phi nông nghiệp, một cho đất ở và đất nông nghiệp nhằm mục đích tăng cường quản lý đất đai và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Tuy nhiên, cả hai phương án nêu trên về thuế suất cho thuế sử dụng đất đều có những hạn chế nhất định: Nếu áp dụng một thuế suất, thì mức nào sẽ phù hợp vừa đảm bảo giảm thu thuế nông nghiệp vừa đảm bảo tổng thu thuế sử dụng đất không giảm, trong khi đó chính sách giá đất được yêu cầu phải theo sát giá thị trường. Nếu áp dụng hai thuế suất, thì việc tính thuế càng phức tạp, phải có sự phân loại đất chính xác đất ở, đất nông nghiệp và đất phục vụ sản suất kinh doanh phi nông nghiệp, từđó có thể dẫn đến những vướng mắc và tiêu cực làm thất thu thuế.

Trong giai đoạn trước mắt, do chính sách giá đất vẫn còn nhiều bất cập. Để thuế sử dụng đất đi vào thực tiễn đạt hiệu quả nhất định thì chúng ta có thể xem xét phương án sau cho thuế suất:

- Thuế suất thấp cho đất ở và đất phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Thuế suất cho các lĩnh vực này thấp vì thu nhập trong các lĩnh vực này bình quân là khá thấp do mùa vụ phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan như thời tiết, thiên tai,…Thuế suất thấp không đem lại gánh nặng cho người dân, nhưng kích thích được việc sử dụng đất hợp lý, khuyến khích nông nghiệp phát triển, đóng góp ngân sách phục vụ quản lý đất đai.

- Thuế suất cao hơn cho đất phục vụ sản suất kinh doanh phi nông, lâm, ngư nghiệp. Thuế suất cao đối với khu vực sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp giúp ổn định nguồn thu ngân sách và rút ngắn chênh lệch thu nhập từng vùng trong xã hội.

Phương án thuế suất này cũng không tránh khỏi sự phức tạp khi triển khai thu thuế và quản lý thuế nhưng nó cũng mang lại hiệu quả không nhỏ cho chính sách thuế.

Một phần của tài liệu 215 Chính sách tài chính phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam (Trang 68 - 70)