Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị

Một phần của tài liệu 145 Hoàn thiện và phát triển hệ thống niêm yết chứng khoán trên Thị trường chứng khoán Việt Nam  (Trang 66 - 67)

- Nghị định 144/2003/NĐCP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán Đây là văn bản pháp lý cao nhất điều

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị

tr−ờng chứng khoán;

- Quyết định số 259/QĐ-UBCK ngày 27/9/2004 của Chủ tịch UBCKNN về việc ban hành Quy trình và phân định trách nhiệm giữa TTGDCK với các đơn vị chức năng của UBCKNN trong việc giám sát thị tr−ờng chứng khoán; - Quyết định số 313/QĐ-UBCK ngày 12/11/2004 của Chủ tịch UBCKNN về

việc ban hành Quy chế xét duyệt đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng, cấp phép niêm yết, cấp phép hoạt động kinh doanh và dịch vụ chứng khoán.

Hiện nay, UBCKNN và các ban ngành liên quan đang gấp rút hoàn tất dự thảo Luật chứng khoán và dự kiến sẽ đ−ợc ban hành tr−ớc năm 2007, làm tiền đề cho việc nâng cấp hoạt động của TTGDCK Tp. HCM lên mô hình SGDCK. Tr−ớc mắt, theo kế hoạch, trong tháng 11/2004, UBCKNN phải hoàn tất việc rà soát tổng thể các nội dung cần phải chỉnh sửa của Nghị định 144/2003/NĐ-CP để trình Chính phủ ban hành. Song song đó là việc chỉnh sửa các quy chế, quy trình trong nội bộ UBCKNN cho phù hợp với các văn bản pháp quy sắp ban hành.

1.2.2 Cấp phép niêm yết

1.2.3.1 Nguyên tắc cấp phép niêm yết

Căn cứ Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán, việc cấp phép niêm yết cho chứng khoán trên thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam phải tuân thủ theo ba nguyên tắc sau:

(i). Tổ chức có chứng khoán phát hành ra công chúng muốn niêm yết chứng khoán phải đ−ợc UBCKNN cấp giấy phép;

(ii). Mỗi loại chứng khoán chỉ đ−ợc niêm yết tại một TTGDCK;

(iii). Việc niêm yết cụ thể tại các TTGDCK do UBCKNN đề nghị cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền quyết định.

Theo kết luận của lãnh đạo Bộ Tài chính về ph−ơng án hoạt động ban đầu của TTGDCK Hà Nội ngày 1/11/2004, TTGDCK TP. HCM sẽ là thị tr−ờng giao dịch tập trung, phát triển thành SGDCK, có khả năng liên kết với các thị tr−ờng chứng khoán khu vực; TTGDCK Hà Nội sẽ trở thành thị tr−ờng OTC giao dịch thỏa thuận. Nh− vậy, việc phân định niêm yết giữa hai TTGDCK sẽ đ−ợc thực hiện theo h−ớng: các doanh nghiệp ch−a đủ điều kiện niêm yết hoặc đã hội đủ điều kiện niêm yết nh−ng không muốn niêm yết tại TTGDCK TP. HCM thì đ−ợc đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội. Việc “đăng ký giao dịch” đ−ợc hiểu là thực hiện các thủ tục đăng ký cho chứng khoán đ−ợc giao dịch trên thị tr−ờng mà không cần phải qua khâu thẩm định, xét duyệt, cấp phép niêm yết nh− đối với thị tr−ờng giao dịch tập trung.

1.2.3.2 Thủ tục cấp phép niêm yết

Hiện nay, việc cấp phép đăng ký phát hành (lần đầu và phát hành thêm) và cấp phép niêm yết cho chứng khoán của các tổ chức phát hành đều thuộc thẩm quyền của UBCKNN. Cụ thể, bộ phận chức năng của UBCKNN (Ban Quản lý Phát hành) chịu trách nhiệm tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng và đăng ký niêm yết trên thị tr−ờng giao dịch tập trung6. Sau khi thẩm tra và yêu cầu tổ chức đăng ký phát hành/ niêm yết chỉnh sửa bổ sung hồ sơ (nếu có), Ban Quản lý Phát hành sẽ lập Báo cáo tổng hợp đánh giá các điều kiện cấp phép phát hành/ niêm yết, phân tích tình hình tài chính, ph−ơng án phát hành/ kinh doanh của tổ chức đăng ký phát hành/ niêm yết,… Báo cáo tổng hợp cùng hồ sơ đăng ký phát hành/ niêm yết đ−ợc gửi đến các thành viên của Hội đồng xét duyệt xem xét ra quyết định cấp phép phát hành/ niêm yết.

Một phần của tài liệu 145 Hoàn thiện và phát triển hệ thống niêm yết chứng khoán trên Thị trường chứng khoán Việt Nam  (Trang 66 - 67)