Quy định của WTO về bán phá giá.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH : "CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ THIỆT HẠI KHI HÀNG HÓA VIỆT NAM BỊ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ" (Trang 107 - 108)

II. Biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế: 1 Bán phá giá:

1. Quy định của WTO về bán phá giá.

Theo quy định của WTO, một doanh nghiệp bị coi là bán phá giá sản phẩm của

mình nếu doanh nghiệp này xuất khẩu sản phẩm với giá thấp hơn giá bán trong nước theo các điều kiện thương mại thơng thường.

Nếu nhận thấy cĩ biểu hiện của việc bán phá giá, gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước, nước nhập khẩu cĩ thể tiến hành điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Tuy nhiên, chỉ trừ trường hợp ngoại lệ, cuộc điều tra về bán phá giá chỉ tiến hành khi cĩ đơn kiện của đại diện ngành sản xuất trong nước. Trong đĩ, các nhà sản xuất ủng hộ việc nộp đơn phải cĩ sản lượng lớn hơn sản lượng của những nhà sản xuất phản đối đơn và sản lượng của những nhà sản xuất ủng hộ đơn phải chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng của ngành đĩ.

Cũng theo quy định của WTO, trong quá trình điều tra, nếu cơ quan điều tra xác định được biên độ phá giá nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu, hoặc kim ngạch nhập khẩu mặt hàng bị nghi ngờ bán phá giá thấp hơn 3% tổng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng đĩ thì cuộc điều tra bán phá giá sẽ bị chấm dứt ngay lập tức. Do đĩ, trong các vụ kiện bán phá giá, việc xác định biên độ phá giá cĩ ý nghĩa qua trọng.

Biên độ phá giá được tính tốn dựa trên cơ sở so sánh giữa giá xuất khẩu và giá trị thơng thường của hàng hố. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định giá xuất khẩu và giá trị thơng thường của hàng hố để tạo ra cơ sở chính xác cho sự so sánh giá trên hai thị trường là khá phức tạp. Giá xuất khẩu hàng hố thường được xác định trên cơ sở giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong trường hợp buơn bán đối lưu, hoặc trao đổi nội bộ thì mức giá này cĩ thể khơng được chấp nhận là giá xuất khẩu để tính biên độ phá giá; Giá trị thơng thường của hàng hố là giá của hàng hố đã được ấn định trên thị trường nội địa nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thơng thường. Tuy nhiên, trong trường hợp giá bán hàng hố trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu khơng trong điều kiện thương mại thơng thường hay khối lượng hàng hố bán ra trên thị trường nước xuất khẩu khơng đáng kể, thì việc xác định biên độ phá giá bằng cách so sánh giá xuất khẩu với giá so sánh của hàng hố tương tự được xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc giá thành. Một điều đáng lưu ý nữa là, trong trường hợp nước xuất khẩu chưa được cơng nhận là nước cĩ nền kinh tế thị trường thì giá trị thơng thường của hàng hố được xác định trên cơ sở giá hàng hố tương tự của một nước thứ ba cĩ nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Báo cáo KH : "CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ THIỆT HẠI KHI HÀNG HÓA VIỆT NAM BỊ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ" (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w